Đa Khoa Ngọc Minh
20-22 Lãnh Binh Thăng P13 Q11 TPHCM
262/4 Lạc Long Quân P10 Q11 TPHCM
NHỮNG THAY ĐỔI DA Ở PHỤ NỮ MANG THAI.
Làn da sẽ có những thay đổi như thế nào khi mang thai?
Khi mang thai sẽ có những thay đổi rõ rệt về nội tiết tố sinh dục, hệ miễn dịch, hệ tim mạch và điều này có thể dẫn đến những thay đổi trên da. Nhiều thay đổi trên da, tóc, móng của phụ nữ mang thai là phổ biến và được coi là sinh lí bình thường.
Tăng sắc tố thai kì:
Linea nigra, sự sẫm màu của các vùng sắc tố (như núm vú, quầng vú, bộ phận sinh dục), và tăng sắc tố nói chung thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này ảnh hưởng đến 90% phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có da màu tối (phân loại da theo Fitzpatrick thuộc loại IV-VI). Sắc tố này sẽ mờ dần sau khi sinh, nhưng thường không biến mất hoàn toàn.
Nám da thường xuất hiện vào nửa sau của thai kỳ ở 70% phụ nữ, đặc biệt là những người có nước da sẫm màu. Điều này thường biểu hiện dưới dạng các vùng sắc tố không đều, có đường viền khá rõ, đối xứng, như vùng trán và thái dương hoặc vùng trung tâm của mặt. Các vết nám thường mờ hẳn sau khi sinh xong. Phòng ngừa bằng cách tránh nắng thật kĩ.
Nevi sắc tố có thể chỉ xuất hiện thoáng qua trên lâm sàng và soi da nhưng nếu có bất kỳ dấu hiệu nào gợi ý ung thư tế bào hắc tố thì cũng cần được tầm soát.
Rạn da thai kì:
Rạn da cực kỳ phổ biến trong thai kỳ, ảnh hưởng đến 90% phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Đó là những dải tuyến tính, màu hồng hoặc tím, đó là những dải teo theo hướng vuông góc với đường căng da ở bụng, ngực, đùi và mông.
Thai đổi tóc khi mang thai:
Nhiều phụ nữ nhận thấy tóc của họ trở nên dày hơn khi mang thai. Trong tam cá nguyệt thứ ba, tỷ lệ các nang tóc được giữ lại trong giai đoạn anagen (đang phát triển) tăng lên.
Rụng tóc lan tỏa giai đoạn telogen sau sinh là một quá trình bù đắp cho phần tóc bị chết đi trong chu trình phát triển và tóc rụng . Tóc sẽ phục hồi tự nhiên trở lại mức trước khi mang thai trong vòng 6-12 tháng. Có thể xảy ra tình trạng rụng tóc vùng trán mức độ nhẹ.
Chứng rậm lông (tăng trưởng lông không phải do nội tiết tố) là vấn đề nhỏ và không phải là hiếm, đặc biệt là dọc theo vùng giữa bụng phía trên xương mu. Những sợi lông mới, mềm, mịn có thể biến mất sau 6 tháng kể từ khi sinh con, nhưng lông thô thường vẫn tồn tại.
Rậm lông ở phụ nữ có thể phát triển trong nửa sau của thai kỳ, đặc biệt ở những phụ nữ có mái tóc sẫm màu. Khi đi kèm với mụn trứng cá và các dấu hiệu nhiễm trùng khác, hiếm khi có thể do khối u tiết androgen, u hoặc nang hoàng thể hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. Những trường hợp này cần được tầm soát kỹ để tránh nam tính hóa thai nhi nữ. Trong trường hợp không thể cắt bỏ khối u, bệnh sẽ có xu hướng tái phát trong những lần mang thai tiếp theo. Rậm lông có thể thoái triển giữa các lần mang thai, nhưng điều này không phải lúc nào cũng hoàn toàn.
Thay đổi móng ở người mang thai:
Những thay đổi về móng thường xảy ra khi mang thai. Móng giòn dễ gãy, móng đốm trắng, nứt móng và móng mọc ngược là dạng phổ biến nhất. Móng tăng sự phát triển, bong móng, đen móng, rãnh dọc ở móng và chứng tăng sừng dưới móng cũng được mô tả. Tăng sắc tố lành tính, đồng đều, đối xứng của nhiều móng được báo cáo trong thời kỳ mang thai và mờ dần sau khi sinh; tuy nhiên, sắc tố không đều với sự tham gia của lớp biểu bì nên tầm soát về khả năng có thể mắc ung thư hắc tố.
Thay chức năng các tuyến ngoại tiết khi mang thai:
Khi mang thai các tuyến mồ hôi tăng hoạt động khắp cơ thể, ngoại trừ lòng bàn tay và có thể xuất hiện hiện tượng rôm sảy.
Trong tam cá nguyệt thứ 3, các tuyến bã tăng hoạt động do tăng nồng độ progesterol và androgen.
Các tuyến Montgomery cung cấp chất nhờn cho núm vú và quầng vú để bôi trơn khi cho con bú. Chúng to ra trong thời kỳ mang thai và xuất hiện dưới dạng các nốt sẩn trên quầng vú.
Thay đổi về mạch máu khi mang thai
Những thay đổi mạch máu của thai kỳ có lẽ do sự gia tăng chung của mạch máu liên quan đến nồng độ estrogen cao và tăng thể tích máu.
Phù chân không do tăng áp lực thủy tĩnh có thể xảy ra đến 50% các trường hợp mang thai bình thường. Mặt và bàn tay cũng có thể bị ảnh hưởng.
Giãn tĩnh mạch chân, trĩ và sa âm hộ là những biến chứng thường gặp của thai kỳ.
Sao mạch rất thường gặp khi mang thai và sẽ biến mất sau sinh. Sao mạch xuất hiện ở những vùng được dẫn lưu bởi tĩnh mạch chủ trên bao gồm mặt, cổ, ngực trên và cánh tay.
Đỏ da lòng bàn tay khá phổ biến, ảnh hưởng đến ít nhất 70% phụ nữ có loại da sáng màu (phân loại da theo Fitzpatrick thuộc nhóm I và II), và 30% phụ nữ có loại da sẫm màu hơn.
U hạt sinh mủ có thể xuất hiện trên các ngón tay, mặt, nướu răng, hoặc niêm mạc âm hộ ở 5% các trường hợp mang thai.
Viêm tắc tĩnh mạch nông và huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ thường liên quan đến yếu tố V Leiden hoặc đột biến gien prothrombin G20210A.
Thay đổi về miễn dịch trong quá trình mang thai:
Việc chuyển đổi từ miễn dịch qua trung gian tế bào sang miễn dịch dịch thể (chuyển TH1 sang TH2) trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng để đảm bảo cơ thể mẹ không chống lại thai nhi đang phát triển. Điều này ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của phụ nữ đối với bệnh da, làm tăng xu hướng mắc bệnh tự miễn và giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào của người mẹ.
Các bệnh do TH1, chẳng hạn như bệnh vẩy nến, có xu hướng cải thiện trong khi các bệnh do TH2, chẳng hạn như viêm da dị ứng và lupus ban đỏ hệ thống, lại trầm trọng hơn. Giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào trong thời kỳ mang thai bình thường có thể là nguyên nhân làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của một số bệnh nhiễm trùng như nấm candida, herpes simplex và thuỷ đậu/zoster (zona).
Những bệnh lí da nào xảy ra cụ thể khi mang thai?
Có 4 bệnh chính xảy ra đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Chúng được gọi là bệnh da dành riêng cho thai kỳ.
• Ứ mật trong gan của thai kỳ
• Pemphigoid gestationis
• Sự phát triển đa hình của thai kỳ
• Ngứa khi mang thai
Cách bệnh lí khác đặc biệt có thể xuất hiện khi mang thai
• Hồng ban nút
• Vảy nến mủ thai kì
• Pyoderma vùng mặt
Các bệnh lí da nặng hơn khi mang thai
• Mụn trứng cá (trong thời kỳ đầu mang thai)
• Viêm da cơ địa dị ứng
• Bệnh vẩy nến mụn mủ toàn thân
• Nám da
• Viêm da quanh miệng
• Bệnh vẩy nến (có thể xấu đi, cải thiện hoặc giữ nguyên)
• Bệnh trứng cá đỏ
• U mềm treo
• Lupus ban đỏ hệ thống
• Viêm da mụn nước bàn tay
Các bệnh da nào được cải thiện khi mang thai?
• Mụn trứng cá (ở cuối thai kỳ)
• Viêm da cơ địa dị ứng
• Bệnh Fox-Fordyce
• Bệnh viêm tuyến mồ hôi
• Bệnh vẩy nến (có thể xấu đi, cải thiện hoặc giữ nguyên)
Những bệnh da nào có liên quan đến các biến chứng của thai kỳ?
• Hội chứng Ehlers-Danlos, loại I và IV
• Bệnh tay chân miệng
• Ứ mật trong gan của thai kỳ
• Bệnh phong
• Pemphigoid gestationis
• Pemphigus
• Bệnh vảy phấn hồng
• Nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV) qua đường tình dục
• Bệnh giang mai
• Lupus ban đỏ hệ thống
• Nhiễm trùng TORCH: nhiễm trùng gây dị tật thai nhi bao gồm nhiễm Toxoplasma, loại khác (others), Rubella, Cytomegalovirus, Herpes simplex virus.
Diễn tiến của những thay đổi trên da sau khi mang thai là gì?
Hầu hết các thay đổi sinh lý liên quan đến thai kỳ trên da được cải thiện sau khi sinh nhưng có thể không hoàn toàn rõ ràng. Những thay đổi về tóc, móng, mạch máu, hệ miễn dịch và tuyến thường biến mất trong những tháng sau khi sinh.
Các tình trạng da từ trước xấu đi hoặc cải thiện trong thời kỳ mang thai thường trở lại trạng thái trước khi mang thai sau khi sinh.
Các tình trạng da có liên quan đến các biến chứng trong thai kỳ có thể gây ra các biến chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn cho mẹ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Những tình trạng này cần được chẩn đoán sớm và quản lý để giảm thiểu nguy cơ hoặc điều trị các biến chứng khi chúng phát sinh. Khi có thể, những bà mẹ có sẵn các bệnh lý nên lên kế hoạch mang thai với sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất cho mẹ và bé.
Bs.CK1.Đinh Ngọc Liên Trưởng đơn vị Thẩm Mỹ Da – Da Liễu dịch bài.