BỆNH VIÊM NƯỚU VÀ VIÊM NHA CHU HƯỚNG DẪN VỆ SINH RĂNG MIỆNG
BS Lê Trung Hiếu
- BỆNH VIÊM NƯỚU VÀ VIÊM NHA CHU
– Nha chu là gì? Nha chu là các tổ chức quanh răng nâng đỡ răng bao gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement gốc răng.
– Bệnh nha chu là các bệnh lý tác động đến mô nâng đỡ của răng, quá trình này có thể tác động đến
- Phần bề mặt của mô nha chu: gây ra bệnh viêm nướu
- Phần sâu của mô nha chu: gây viêm nha chu, giai đoạn nặng của bệnh viêm nướu (khi có túi nha chu sâu > 3 mm)
- Nguyên nhân
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn thường trú ở miệng là nguyên nhân trực tiếp gây viêm nướu khi gặp điều kiện thuận lợi như: có mảng bám răng, vôi răng, vệ sinh răng miệng kém, sức đề kháng cơ thể suy yếu…
- Yếu tố thuận lợi gây bệnh nha chu
- Mảng bám răng
– Trong nước bọt có chất glycoprotein tạo nên chất nhờn trên bề mặt men răng: tạo thành màng mỏng trong suốt.
– Mảng bám răng thường gặp ở tất cả các mặt răng; ở vùng cổ răng, kẽ răng, mặt ngoài, mặt bên của răng (mặt gần, mặt xa), mặt lưỡi của răng hàm là nơi khó chải sạch.
– Mảng bám răng là nơi trú ẩn rất tốt cho vi khuẩn.
– Mảng bám răng nếu không được làm sạch, lâu ngày sẽ bị vôi hóa thành vôi răng. Mảng bám và vôi răng tiếp tục là nơi tích tụ mảng bám và vi khuẩn, gây viêm nướu.
- Cầu răng, mão răng, răng giả, răng trám không đúng kỹ thuật là nơi lưu giữ thức ăn, tích tụ vi khuẩn làm nướu răng bị viêm.
- Thói quen
– Vệ sinh răng miệng không tốt
– Hút thuốc lá
Làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám, dễ gây viêm nướu
- Yếu tố sinh lý: thời kỳ có kinh, mang thai, tuổi dậy thì nướu dễ bị viêm do các rối loạn nội tiết tố.
- e. Suy giảm sức đề kháng: do một bệnh lý toàn thân như HIV, tiểu đường… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha chu.
- Dấu hiệu của bệnh viêm nướu và viêm nha chu
* Nướu bình thường:
– Săn chắc, màu hồng nhạt, lấm tấm da cam.
– Không dễ chảy máu.
* Viêm nướu:
– Nướu đỏ.
– Sưng, đau, dễ chảy máu khi chải răng.
– Hơi thở hôi.
– Vôi răng nhiều.
Hình 1. Nướu khỏe mạnh so với nướu viêm nhiễm
* Viêm nha chu:
– Nướu viêm, sưng, đỏ, đau, dễ chảy máu
– Dây chằng nha chu bị phá hủy
– Tiêu xương ổ răng
– Có thể có dò mủ nướu ở một số vị trí có áp xe
– Răng bị lung lay ngày càng nhiều
– Nướu răng bị trụt xuống làm hở chân răng, có cảm giác răng dài ra
Hình 2: Hình ảnh răng bị viêm nha chu
Hình 3: Mô phỏng răng khỏe mạnh và răng bị viêm nha chu
- Diễn tiến
3.1. Viêm nướu
– Mảng bám răng sau khi hình thành, nếu không được chải sạch lâu ngày sẽ bị vôi hóa thành vôi răng. Mảng bám và vôi răng tiếp tục là nơi tích tụ mảng bám, vi khuẩn.
– Vi khuẩn có trong mảng bám răng sinh sôi, phát triển nhanh chóng và tiết ra các độc tố Ò viêm nướu.
– Nướu bị viêm có màu đỏ, sưng, dễ chảy máu khi chải răng.
– Giai đoạn này cần giữ vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách và lấy vôi răng định kỳ để điều trị viêm nướu.
3.2. Viêm nha chu
Nếu không điều trị viêm nướu sẽ tiến triển thành viêm nha chu với các biểu hiện sau
– Tạo túi nha chu, nướu không bám vào răng
– Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi chải răng
– Dây chằng nha chu bị phá hủy
– Tiêu xương ổ răng
– Răng tụt nướu và lung lay
– Hôi miệng
- Hậu quả
– Viêm nha chu thường bị bỏ qua do diễn tiến chậm, ít đau tuy nhiên đến lúc có triệu chứng nặng thường nguy cơ mất răng cao và khó điều trị.
– Răng bị lung lay và có thể bị mất nhiều răng cùng một lúc.
– Mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp.
– Sức nhai giảm sút, có thể ảnh hưởng và làm trầm trọng thêm một số bệnh toàn thân như: tiểu đường, bệnh tim mạch…
- Phòng ngừa
Do tính chất thường gặp và khó điều trị nên ta cần phải tích cực dự phòng bệnh viêm nướu và bệnh nha chu
- Chải răng thật kỹ, đúng cách ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ.
- Ăn đầy đủ chất để răng, nướu được chắc khỏe.
- Nên ăn rau quả tươi có nhiều sinh tố và chất xơ giúp làm sạch răng
- Dùng sản phẩm hỗ trợ làm sạch kẽ răng sau khi chải răng như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm nước…
- Khi bàn chải cũ, lông đã mòn, toe, sử dụng quá lâu nên thay bàn chải mới đầu nhỏ, lông mềm
- Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để:
- Được hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách
- Khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời.
Hình 4. Mất răng do viêm nha chu
II.PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG
- Tại sao cần phải chải răng:
1.1. Chúng ta đã biết nguyên nhân sâu răng do:
Thức ăn sau khi ăn, nếu không được làm sạch, sẽ tạo thành mảng bám, trong mảng bám có rất nhiều loại vi khuẩn. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ lên men thức ăn sinh ra axít và gây sâu răng. Vi khuẩn gây bệnh viêm nướu sẽ tiết ra độc tố làm nướu bị viêm.
Vi khuẩn + thức ăn Axit
Tiết độc tố
Bệnh nha chu Gây sâu răng
1.2. Ta cần phải chải răng: để phòng ngừa bệnh sâu răng và bệnh nha chu
- Khi nào phải chải răng:
– Chải răng ngay sau khi ăn: + Sáng
+ Trưa
+ Chiều và tối trước khi đi ngủ
– Ở trường học hoặc đi chơi (ăn tiệc): Nếu không có bàn chải để chải răng thì sau khi ăn xong, các em nhớ lấy nước sạch súc miệng nhiều lần rồi về nhà chải răng thật kỹ lại với bàn chải và kem đánh răng có fluor.
- Phải chải răng như thế nào?
3.1. Phải chải răng đúng phương pháp: Để không: – Làm hại men răng
– Tổn thương nướu
3.2. Phải chải răng theo thứ tự tránh bỏ sót 1 mặt răng nào:
Mỗi thân răng có 5 mặt:
- Mặt ngoài: mặt tiếp xúc với môi, má.
- Mặt trong: tiếp xúc với lưỡi, khẩu cái.
- Mặt nhai: để nhai thức ăn.
- Mặt gần: mặt tiếp xúc với răng kế cận phía ngoài.
- Mặt xa: mặt tiếp xúc với răng kế cận phía trong.
3.3. Phương pháp chải răng đúng sẽ:
– Làm sạch được 3 mặt răng: Mặt ngoài – mặt trong – mặt nhai.
– Hai mặt còn lại (mặt gần – mặt xa) được làm sạch bằng cách sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng.
- Phân chia vùng chải răng:
- Chia mỗi hàm ra làm 5 – 6 đoạn răng (phần).
- Mỗi đoạn răng gồm từ 2 – 3 răng.
- Mỗi đoạn răng chải từ 6 – 10 lần.
5 .Thứ tự chải răng:
- Hàm trên chải trước hàm dưới chải sau.
- Từ phải sang trái, hay từ trái sang phải, tùy mỗi người nhưng phải đầy đủ tất cả các phần hàm
- Chải mặt ngoài mặt trong mặt nhai.
- Động tác chải răng theo phương pháp Bass cải tiến:
Cách cầm bàn chải
6.1. Mặt ngoài:n chải nên tiếp xúc
- .Đặt bàn chải dọc theo đường viền nướu, nghiêng góc 45 độ. Bàn chải nên tiếp xúc với cả răng (phần trắng) và nướu (phần đỏ).
- Vừa ép vừa dùng lực rung nhẹ, kéo bàn chải tới lui biên độ nhỏ ép vào khe nướu. Hất bàn chải về phía mặt nhai.
- Luôn luôn giữ lông bàn chải tiếp xúc với mặt răng:
* Hàm trên di chuyển dần lông bàn chải từ cổ răng xuống mặt nhai.
* Hàm dưới di chuyển dần lông bàn chải từ cổ răng lên mặt nhai.
- Lặp đi lặp lại động tác từ 6 – 10 lần cho từng đoạn ngắn 2 g 3 răng.
- Sau đó nhích dần bàn chải qua phần kế tiếp, tiếp tục chải hết mặt ngoài (từ phải g sang trái).
6.2. Mặt trong:
- Sau khi chải mặt răng ngoài thì chải đến mặt trong với động tác giống mặt ngoài, chải theo thứ tự để không bỏ sót đoạn răng nào.
- Chú ý chải mặt trong răng cửa:
- Để bàn chải theo chiều thẳng đứng.
- Lông bàn chải cũng nghiêng 450 với mặt trong răng cửa.
- Ép nhẹ lông bàn chải để lông bàn chải chui vào rãnh nướu và kẽ răng, vừa rung vừa di chuyển bàn chải từ cổ răng lên cạnh cắn của răng cửa theo chiều răng mọc
- Hàm trên từ trên xuống.
- Hàm dưới từ dưới lên.
6.3. Mặt nhai:
- Đặt lông bàn chải thẳng góc với mặt nhai.
- Hơi ép nhẹ cho lông bàn chải lọt vào các trũng rãnh của răng.
- Chải theo động tác tới lui từng đoạn ngắn.
Nên tránh:
- Dùng lực quá mạnh
- Góc độ chải răng không đúng
- Lông bàn chải quá cứng
- Chiều hướng chải răng không đúng (chải ngang)
- Sử dụng bàn chải quá mòn, hư cũ
III. CÁCH CHỌN VÀ GIỮ GÌN BÀN CHẢI:
- Lựa chọn bàn chải: Tiêu chuẩn của một bàn chải tốt
– Không có loại bàn chải nào thích hợp cho tất cả mọi người, chọn bàn chải nào là tùy thuộc vào nhu cầu từng người. Đầu bàn chải phải vừa miệng trẻ:
- Mẫu giáo: bàn chải nhỏ.
- Cấp một: bàn chải vừa.
- Học sinh lớn và người lớn: bàn chải lớn.
Để có thể đưa bàn chải vào miệng dễ dàng.
Chải sạch được các răng trong.
- Cán thẳng để dễ cầm.
- Lông bàn chải cao bằng nhau, các sợi cước có đầu tròn và không thưa quá, cũng không dày đặc quá (khó rửa sạch).
- Lông bàn chải có độ mềm vừa phải: không cứng quá có thể làm trầy nướu, không mềm quá sẽ chải răng không sạch mảng bám.
- Bàn chải dễ dàng đi vào được tất cả các vùng trong miệng.
Hình 1: Một số loại bàn chải
- Cách giữ gìn bàn chải
- Mỗi người nên có một bàn chải riêng.
- Sau khi chải răng xong:
- Rửa bàn chải thật sạch.
- Vẩy cho thật khô.
- Cắm bàn chải vào một ly sạch, đầu bàn chải quay lên trên.
- Để nơi thoáng mát cho lông bàn chải được khô.
- Khi lông bàn chải bị tưa, cũ, mòn: chải răng không sạch, phải thay bằng bàn chải khác (trunng bình từ 3 – 6 tháng nên thay bàn chải một lần).
- Cần có 2 bàn chải:
– Một bàn chải để ở nhà chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
– Một bàn chải để ở trường: đối với học sinh bán trú, chải răng sau khi ăn trưa.
- CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ KHÁC ĐỂ LÀM SẠCH RĂNG
Chải răng thật sạch ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ là biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt nhất.
Các biện pháp để làm sạch răng khác chỉ là tạm thời và phải kết hợp với chải răng.
- Súc miệng
- Dùng nước súc miệng để làm sạch răng khi không có bàn chải, súc miệng là biện pháp tạm thời để lấy thức ăn bám trên răng.
- Cho trẻ uống nước lọc sau mỗi lần bú sữa và tối trước khi đi ngủ.
- Chỉ nha khoa
- Dùng bổ sung cho bàn chải để làm sạch thức ăn bám ở cổ răng, kẽ răng, dưới các mão răng, cầu răng giả cố định.
- Dùng đoạn chỉ dài khoảng 35 – 45 cm, quấn chặt hai đầu sợi chỉ bằng hai ngón tay giữa.
- Các ngón tay còn lại tì vào 2 bên mặt răng cho vững. Dùng 2 ngón tay trỏ và ngón cái hướng dẫn đoạn chỉ nha khoa. Ấn nhẹ đoạn chỉ xuống kẽ răng sao cho đoạn chỉ len vào sát mặt bên của răng đến vùng cổ răng.
Chú ý:
- Không ấn chỉ xuống sâu quá, không kéo sợi chỉ qua lại sẽ cắt đứt dây chằng quanh cổ răng làm tổn thương nướu, chảy máu nướu.
- Sau đó kéo sợi chỉ áp sát mặt bên răng, kéo nhẹ chỉ theo chiều từ cổ răng lên mặt nhai, lập lại vài lần ở mỗi mặt răng rồi dùng nước súc miệng lại thật sạch.
Minh họa các bước sử dụng chỉ nha khoa
- Bàn chải kẽ răng:
- Dùng để chải mặt bên của răng (kẽ răng): Nơi bàn chải thông thường không thể chải sạch.
- Dùng trong trường hợp: s Kẽ răng thưa
s Răng mọc lệch
s Có phục hình cố định (cầu răng)
s Có mang dụng cụ chỉnh nha, phục hình
- Bàn chải nhỏ đặc biệt hình chóp nón hay hình trụ với các sợi cước ngắn, đầu tròn, mềm vừa phải và mịn.
- Để bàn chải xuyên qua vùng kẽ răng, áp sát mặt bên của răng: Dùng động tác đẩy và kéo qua lại thật nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám ở mặt bên của răng, cổ răng. Sau đó súc miệng lại thật sạch.
- Tăm xỉa răng
- Chỉ dùng để “khều” lấy thức ăn giắt ở kẽ răng.
- Nên dùng tăm có đầu nhỏ, bằng gỗ mềm.
- Khi dùng tăm phải cẩn thận, tránh làm trầy nướu.
- Nếu dùng tăm xỉa răng không đúng có thể làm trầy nướu, hở kẽ răng, răng dễ bị mòn cổ răng, nướu răng dễ bị viêm.
Vì thế nhiều nhà chuyên môn khuyên không nên dùng tăm xỉa răng.
- Nhưng ở Việt Nam mọi người thường dùng tăm xỉa răng, gần như thói quen à Ta khuyên mọi người nên cẩn thận khi dùng tăm.
- Đối với trẻ em khuyên không nên dùng tăm mà nên tập trẻ sử dụng bàn chải đánh răng cho thật sạch và sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch mặt bên của răng.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách Nha chu học – Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
2) Sách Carranza’s Clinical Periodontology tái bản lần thứ 12.