CLB BỆNH NHÂN CHỦ NHẬT
ĐỘT QUỴ NÃO (TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO)
CẦN QUAN TÂM NGAY KHI CHƯA BỆNH
CKI. TRƯƠNG THỊ TRANG
- ĐỘT QUỴ NÃO LÀ GÌ?
- Đột quỵ não (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng dòng máu cung cấp cho não bị chặn hoặc giảm đột ngột, khiến các tế bào não thiếu oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tổn thương và làm chết tế bào não.
- Sau khi bị đột quỵ não, mỗi phút trôi qua gần 2 triệu tế bào não chết đi.
- Tổ chức y tế thế giới (WHO): mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc bệnh, trong đó có 5 triệu người tử vong, 5 triệu người tàn tật vĩnh viễn.
- NHỒI MÁU NÃO LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN?
- Nhồi máu não là bệnh lý khi có cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho não đột ngột, từ đó máu ngưng chảy đến một khu vực của não làm cho tế bào não thiếu oxy và chết đi, gây mất chức năng thần kinh của vùng não tương ứng.
- Nguyên nhân:
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
- Xơ vữa động mạch
- Bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, bệnh van tim…
- Khác: bệnh huyết học, vô căn…
- XUẤT HUYẾT NÃO LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN?
- Đột quỵ xuất huyết nãolà tình trạng một hoặc các mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu vào các mô não, gây tổn thương và làm chết các tế bào não.
Xuất huyết não chiếm khoảng 15-20% tổng số ca đột quỵ. Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau đột quỵ xuất huyết não rơi vào khoảng 30-37%.
- Nguyên nhân:
- Phổ biến nhất của đột quỵ xuất huyết não là tăng huyết áp, đặc biệt là khi huyết áp của một người rất cao hoặc huyết áp cao trong thời gian dài hoặc cả hai.
- Chấn thương đầu
- Túi phình động mạch não
- Dị dạng mạch máu não
- Rối loạn đông máu (bệnh huyết học, thuốc làm loãng máu)
- U não
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỊ ĐỘT QUỴ NÃO?
Theo hướng dẫn của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ (ASA), sử dụng thuật ngữ “B.E.F.A.ST” để nhận ra dấu hiệu đột quỵ. Cụ thể là:
– Balance (Cân bằng): Đột nhiên khó khăn trong việc giữ thăng bằng hoặc phối hợp cơ thể.
– Eye (Mắt): Mờ hoặc mất thị lực ở một bên hoặc cả hai bên mắt, tầm nhìn hạn chế.
– Face (Khuôn mặt): Miệng méo một bên, rõ hơn khi cười, nhe răng.
– Arm (Cánh tay): Tê hoặc yếu cánh tay là một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Hãy yêu cầu người đó thử giơ một hoặc cả hai cánh tay lên thì họ không giơ tay lên được, một bên yếu hơn bên còn lại hoặc cánh tay bị rơi xuống.
– Speech (Ngôn ngữ): Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ thì họ nói không lưu loát, bị ngọng so với bình thường.
– Time (Thời gian): Nếu ai đó đang có các dấu hiệu trên, hãy đưa họ đến cơ y tế có khả năng điều trị đột quỵ nhanh nhất có thể.
- CẦN LÀM GÌ KHI BỊ ĐỘT QUỴ NÃO?
Bước 1: Gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp
- Nếu bạn đang có các triệu chứng đột quỵ, hãy nhờ người khác gọi giúp và giữ bình tĩnh nhất có thể trong khi chờ đợi sự trợ giúp khẩn cấp.
- Nếu bạn phát hiện người bị đột quỵ, hãy đảm bảo rằng người bệnh đang ở một vị trí an toàn, mặc quần áo thoáng mát, không gian thoải mái.
Bước 2: Sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu
- Cho người bệnh nằm đầu cao 30 độ. Nếu có ói, cho bệnh nhân nằm nghiêng trái.
- Kiểm tra xem người bệnh còn đang thở không? Nếu không thấy nhịp thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.
- Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ thở hơn.
- Nếu người bệnh ngừng tim, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
- Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh.
- Tháo răng giả cho người bệnh (nếu có) tránh bị hóc, sặc.
- Bình tĩnh khuyên nhủ và trấn an người bệnh.
- Nếu người bệnh có biểu hiện yếu ở tay chân, cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh.
- Không cho bất kỳ gì vào miệng người bệnh.
- Quan sát để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở người bệnh.
Bước 3: Cung cấp thông tin về tình trạng của người bệnh
Ghi nhớ thời gian có dấu hiệu đột quỵ đầu tiên, có hay không bị té ngã, đập đầu… của người bệnh, các bệnh nền bệnh nhân đang mắc, thuốc đang dùng… để cung cấp cho nhân viên y tế.
Chú ý: khi sơ cứu đột quỵ:
- Không cho bệnh nhân ăn uống hay sử dụng thuốc.
- Không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh.
- Không thực hiện cạo gió cho người bệnh.
- Không nên để bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ mà cần khẩn trương đưa đi cấp cứu.
- DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO
– Bỏ thuốc lá.
– Giảm uống rượu.
– Tập thể dục
– Chế độ ăn lành mạnh: Tăng rau củ quả, trái cây, cá, thịt gia cầm, đậu và các loại hạt; hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn nhanh, chất béo bão hòa.
– Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp, đường huyết.
– Kiểm tra các bệnh lý tim mạch, hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có.
– Tái khám thường xuyên.
– Uống thuốc theo toa bác sĩ.
- AI CÓ NGUY CƠ BỊ ĐỘT QUỴ?
- Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ không thể thay đổi:
– Tuổi: Nguy cơ tăng theo tuổi, nhất là người trên 65 tuổi.
– Chủng tộc: Người Nam Á và da màu châu Phi có nguy cơ cao hơn.
– Giới tính: Đàn ông có nguy cơ cao hơn phụ nữ, nhưng phụ nữ có tỷ lệ tử vong cao hơn.
– Di truyền: Gia đình có người bị đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua
- Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ có thể thay đổi:
– Uống rượu quá mức
– Hút thuốc lá
– Sử dụng ma túy
– Ít vận động
– Béo phì
– Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh
– Tăng huyết áp
– Đái tháo đường (tiểu đường)
– Bệnh tim: rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim, hẹp van hai lá, bệnh tim bẩm sinh, giãn tâm nhĩ, giãn tâm thất.
– Rối loạn lipid máu (mỡ máu)
– Hẹp động mạch cảnh
- TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ
Tầm soát đột quỵ sẽ giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ hay bệnh lý liên quan đột quỵ, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hoặc tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt để có thể phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
CÁC GÓI TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ TẠI PKĐK NGỌC MINH:
- Gói tầm soát đột quỵ cơ bản:
- Gói tầm soát đột quỵ nâng cao:
Dành cho các đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ, nhiều bệnh lý kết hợp (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá…) hoặc tiền sử gia đìn có người bị đột quỵ.
- Gói tầm soát đột quỵ chuyên sâu
Tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu có thể phát hiện ra được những nguyên nhân gây đột quỵ hiếm gặp (bệnh lý huyết học…), cần tư vấn bác sĩ trước khi thực hiện.
CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI KHÁM TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ?
Khi đến thăm khám, bạn cần:
- Nhịn ăn 6 – 8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm.
- Kiêng đồ uống có cồn trong vòng 24 tiếng.
- Nếu có hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm, kết quả chụp CT hoặc MRI, X quang thì nên mang theo để bác sĩ tham khảo.