fbpx

CLB BỆNH NHÂN CHỦ NHẬT- RỐI LOẠN LIPID MÁU

CLB BỆNH NHÂN CHỦ NHẬT 

RỐI LOẠN LIPID MÁU

BS.CKII. NGUYỄN TRẦN THUÝ ANH

  1. Định nghĩa
  • Lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) là chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể. Lipid máu gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có 2 loại lipid chính có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe đó là:

+ Cholesterol: gồm 2 loại

  • Cholesterol LDL (hay còn gọi là mỡ xấu) góp phần hình thành các mảng bám trong mạch máu.
  • Cholesterol HDL (hay còn gọi là mỡ tốt) có khả năng loại bỏ LDLc ra khỏi máu.

+ Triglyceride (hay còn gọi là chất béo trung tính) khi cơ thể nạp vào quá nhiều calo, cơ thể sẽ chuyển đổi calo thừa thành chất béo trung tính và lưu giữ trong các tế bào mỡ. Cơ thể sẽ giải phóng chất béo trung tính này khi cần năng lượng.

  • Rối loại lipid máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao) là tình trạng xảy ra khi các thành phần lipid máu bị mất cân bằng. Cụ thể là tình trạng tăng một cách bất thường Cholesterol LDL và/ hoặc tăng Triglyceride và/ hoặc giảm Cholesterol HDL.
  1. Nguyên nhân
    • Rối loạn lipid máu nguyên phát
  • Rối loạn lipid máu có tính gia đình. Do yếu tố di truyền: là bệnh di truyền đơn gen.
    • Rối loạn lipid máu thứ phát
  • Do lối sống thiếu lành mạnh, ăn quá nhiều các chất chứa dầu mỡ, chất béo, sử dụng rượu bia trong thời gian dài…
  • Bệnh lý: Đái tháo đường, hội chứng thận hư, lupus, suy giáp, hội chứng Cushing, béo phì…
  • Thai kỳ.
  • Thuốc: Estrogen, glucocorticoids, ức chế β không chọn lọc, …
  1. Triệu chứng

Các triệu chứng rối loạn lipid máu thường biểu hiện âm thầm không rõ rệt. Phần lớn người bệnh chỉ phát hiện ra khi đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu. Các triệu chứng có thể gặp:

  • Các dấu hiệu bất thường trong cơ thể: vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, thở ngắn, thở dốc, …
  • Xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa.
  • Xuất hiện các triệu chứng tim mạch: đau thắt ngực, cảm giác đau tức, nặng ngực, đau có thể lan ra 2 tay và sau lưng, cảm giác tim đập nhanh, ngất xỉu … Một số người bệnh có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như tê, đau buốt các đầu ngón tay, ngón chân.
  • Xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa: ăn uống đầy bụng, khó tiêu.
  1. Chẩn đoán rối loạn lipid máu

Xét nghiệm sinh hóa quan trọng trong chẩn đoán rối loạn lipid máu: Định lượng các thành phần mỡ máu (Cholesterol, Triglyceride, HDL – Cholesterol và LDL – Cholesterol).

  1. Biến chứng rối loạn lipid máu thường gặp

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Rối loạn lipid máu khá nguy hiểm khi lượng Cholesterol LDL tăng, sẽ dần lắng đọng, bám vào thành các mạch máu, gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn lòng mạch do xơ vữa động mạch. Hầu hết các trường hợp không phát hiện sớm, bệnh diễn tiến trong thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu thận, sa sút trí tuệ, tắc mạch máu chi, …

  • Biến chứng lên hệ tim mạch:
  • Xơ vữa mạch máu.
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Biến chứng lên hệ nội tiết:
  • Viêm tụy.
  • Đái tháo đường.

5.3. Biến chứng lên hệ thần kinh:

– Nhồi máu não.

– Suy giảm trí nhớ.

5.4 Biến chứng lên hệ tiêu hóa:

– Gan nhiễm mỡ.

– Sỏi mật.

Cần làm gì để hạn chế biến chứng rối loạn lipid máu?

Rối loạn lipid máu là một trong những nguy cơ dẫn đến các vấn đề tim mạch cùng nhiều biến chứng khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát được lượng Cholesterol xấu, từ đó hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Đây là một quá trình liên tục và kéo dài, người bệnh cần có sự kiên trì để đạt được kết quả tốt.

  1. Điều trị rối loạn lipid máu

– Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng thuốc và những thay đổi trong lối sống của người bệnh.

  1. 1. Chế độ ăn cho người bị rối loạn lipid máu

Bệnh nhân cần cắt giảm bớt lượng chất béo bão hòa và tăng cường chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Cụ thể:

  • Không nên ăn quá nhiều mỡ, da gà – vịt, bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà – vịt …
  • Giảm muối.
  • Kiêng đường và các thức ăn ngọt: bánh kẹo, mứt …
  • Hạn chế sử dụng những thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp …
  • Tăng cường bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, chế độ ăn ít thịt, nhiều cá (cá thu, cá hồi …)
  1. Tập luyện thể dục thể thao điều độ: phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe.
  2. Tránh các chất kích thích.

– Hạn chế rượu, bia, cà phê, thức uống có ga.

– Ngưng thuốc lá và tránh xa những nơi nhiều khói thuốc lá.

  1. Giảm cân nếu có tình trạng thừa cân.
  2. Thuốc: điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo