CLB BỆNH NHÂN CHỦ NHẬT TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CLB BỆNH NHÂN CHỦ NHẬT

TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

BS.CKI. ĐOÀN MINH YÊN HÀ

Đái tháo đường là gì?

  1. Đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính kèm theo các rối loạn chuyển hóa glucid, protid, lipid.
  2. Hậu quả gây các biến chứng ở nhiều cơ quan:
  3. Tim mạch: 80% bệnh nhân ĐTĐ tử vong vì bệnh lý tim mạch
  4. Đột quy: Đột quỵ và tim mạch tăng 2-4 lần
  5. Bệnh thận ĐTĐ: nguyên nhân hàng đầu gây suy thận giai đoạn cuối
  6. Bệnh thần kinh ĐTĐ: nguyên nhân hàng đầu gây đoạn chi dưới không do chấn thương
  7. Bệnh võng mạc ĐTĐ: Nguyên nhân hàng đầu gây mù ở bệnh nhân trong độ tuổi lao động

Phân loại Đái tháo đường

  • Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới:
  • Đái tháo đường típ 1: sự hủy tế bào beta tụy tiết insulin
  • Đái tháo đường típ 2: sự đề kháng insulin, lâu dần dẫn đến giảm tiết insulin tiến triển
  • Đái tháo đường thai kỳ: Đái tháo đường gây ra do những biến đổi hormone, chuyển hóa khi mang thai
  • Các típ đái tháo đường đặc biệt khác (MODY, LADA, ĐTĐ do thuốc, do bệnh lý nội tiết khác,….)

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ

Triệu chứng tăng đường huyết

Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL (≥ 7 mmol/L)

HOẶC

Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL (≥11.1 mmol/L)

HOẶC

2h sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dL (≥ 11.1 mmol/L)

HOẶC

HbA1c ≥6.5% (chuẩn hóa bằng phương pháp NSGP)

*Lặp lại xét nghiệm 2 lần nếu không có triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng ĐTĐ:

Tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân, nhìn mờ, vết thương lâu lành, mất cảm giác,… hoặc có thể KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG.

Tầm soát ĐTĐ ở người trưởng thành không có triệu chứng

  1. Người lớn có BMI ≥25 (≥23 ở chủng tộc châu Á) và có bất cứ yếu tố nguy cơ nào sau đây:
  • Lối sống tĩnh tại
  • Người thân trực hệ hàng thứ 1 với người bệnh ĐTĐ
  • Chủng tộc dễ mắc ĐTĐ (châu Á, Phi, Mỹ Latinh,..)
  • Tăng Huyết áp
  • Bệnh tim mạch do xơ vữa
  • Phụ nữ sanh con >4kg hoặc từng chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ
  • HDL-C < 0.9 mmol/L (35mg/dL) và/hoặc Triglyceride >2.82 mmol/L (250mg/dL)
  • Phụ nữ bị Hội chứng buồng trứng đa nang
  • A1c ≥ 5.7%, rối loạn đường đói hoặc rối loạn dung nạp glucose
  • Các tình trạng lâm sàng khác liên quan đề kháng insulin (béo phì nặng, dấu gai đen,…)
  1. Nếu không có yếu tố nguy cơ, tầm soát ĐTĐ bắt đầu từ 35 tuổi
  2. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại ít nhất mỗi 3 năm hoặc sớm hơn tùy kết quả xét nghiệm và yếu tố nguy cơ (ví dụ, bệnh nhân tiền đái tháo đường nên xét nghiệm tầm soát hằng năm)

Tầm soát ĐTĐ bằng một trong các xét nghiệm: Đường huyết đói, HbA1c, test dung nạp 75g glucose

( đơn vị đường huyết: 1mmol/l glucose =18mg/dL glucose)

  • Đường huyết đói: (nhịn đói ít nhất 8h, chỉ uống nước lọc)

Bình thường: ≤ 5.6 mmol/L (100mg/dL)

Đái tháo đường: ≥ 7mmol/L (126mg/dL)

Rối loạn đường huyết đói: 5.6-6.5 mmol/L ( 100-125mg/dL)

  • Nghiệm pháp dung nạp 75g đường: Duy trì chế độ ăn uống bình thường (ít nhất 150g tinh bột mỗi ngày) trong vòng 3 ngày trước đó. Ngày làm nghiệm pháp: nhin đói 8-12 giờ, uống dung dịch chứa 75g glucose, sau đó rút máu làm xét nghiệm sau 2 giờ.

Bình thường: <7.8 mmol/L (140mg/dL)

Đái tháo đường: ≥ 11.1mmol/L (200mg/dL)

Rối loạn dung nạp đường: 7.8-11.1 mmol/L ( 140-125mg/dL)

  • HbA1c

Bình thường: <5.7%

Đái tháo đường: ≥ 6.5%

Tiền Đái tháo đường: 5.7-6.4%

  1. Tầm soát ĐTĐ thai kỳ
  • Sử dụng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, lấy máu xét nghiệm đường đói và sau khi uống 75g glucose 1h và 2h, tại tuần thứ 24-28 thai kỳ ở thai phụ chưa mắc ĐTĐ trước đó
  • Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ: Khi thỏa một trong các tiêu chí:
  • Đường huyết đói ≥ 5.1 mmol/L (92mg/dL)
  • Đường huyết 1h: ≥ 10mmol/L (180mg/dL)
  • Đường huyết 2h: ≥ 8.5mmol/L (153mg/dL)

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo