MỘT SỐ BỆNH DA LIỄU THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Các chức năng cơ bản của da

  • – Hàng rào bảo vệ (khỏi các tác nhân virus, vi khuẩn, mất nước, tia bức xạ….)
    – Duy trì sự nguyên vẹn của da nhờ cơ chế sửa chữa
    – Cơ quan dinh dưỡng ( cung cấp vitamin D….)
    – Cơ quan cảm giác ( cảm giác đau, nóng lạnh…)
    – Cơ quan điều nhiệt (điều chỉnh nhiệt độ thông qua các tuyến mồ hôi và mạch máu..)
    – Vai trò giao tiếp giữa người với người

Sinh lý da

  • Da bao gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì
  • Thượng bì (biểu bì): Dày khoảng 0,2mm, có độ dày khác nhau từng vùng. Thượng bì gồm các lớp : lớp đáy, lớp gai, lớp hạt và lớp sừng. Trong đó bao gồm các thành phần : keratinocyte, melanocyte, tế bào merkel, tế bào Langerhans và dây thần kinh cảm giác.
  • Trung bì (còn gọi là lớp bì): nâng đỡ biểu bì và gắn kết biểu bì với hạ bì.Thành phần lớp bì: collagen, elastin, matrix, thụ thể thần kinh, mạch máu, tuyến mồ hôi, nang lông, tuyến bã.Trong đó, collagen chiếm 80% lớp bì, có tác dụng làm da săn chắc. Sau 20 tuổi, collagen giảm 1%/ năm, việc đi nắng, ô nhiễm, stress sẽ làm giảm nhiều hơn do tăng kích thích và ức chế quá trình tổng hợp.
  • Hạ bì : có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da. Lớp này đóng vai trò quan trọng như một tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong, giữ nhiệt.Mô mỡ có độ dày mỏng khác nhau tùy vị trí.

Một số vấn đề về da thường gặp

  1. Viêm da tiếp xúc: tình trạng viêm da cấp tính do tiếp xúc trực tiếp với chất gây bệnh.  VDTX có thể xuất hiện khi sử dụng một sản phẩm mới nào đó, bệnh cũng có thể do đeo các loại trang sức kim loại, do nước hoa, mỹ phẩm, sơn móng tay, mang giày dép…bệnh cũng có thể do sử dụng thuốc bôi ngoài da không đúng cách.
  • Dấu hiệu nhận biết: Bệnh đặc trưng bởi hình ảnh phát ban trên da như nổi đỏ da, phù nề, tróc vảy, đau rát hoặc ngứa tại vị trí tiếp xúc (thường gặp tay chân mặt, có thể kèm mụn nước và rỉ dịch.
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
    • Ngưng tiếp xúc với tác nhân gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc
    • Cần sử dụng các loại dưỡng ẩm dịu nhẹ, có bổ sung các thành phần phục hồi bảo vệ da
    • Cần mang các quần áo bảo hộ, găng tay khi làm việc dưới môi trường tiếp xúc thường xuyên với hóa chất
    • Thoa dưỡng ẩm ngay lập tức sau khi rửa tay với nước sạch hoặc dung dịch kháng khuẩn dịu nhẹ
  1. Viêm da cơ địa: (hay còn gọi là bệnh chàm) là một bệnh ngoài da thường gặp, đây là một bệnh về da xảy ra cả người lớn và trẻ em, nguyên nhân chưa rõ, có thể liên quan các yếu tố như di truyền, môi trường sống… và là nguyên nhân hàng đầu gây ngứa cho da.
  • Dấu hiệu nhận biết:
  • Bệnh đặc trưng bởi hình ảnh phát ban trên da như nổi đỏ da, ngứa dữ dội kèm khô da, nứt nẻ với nhiều đợt tái phát và lui bệnh, đôi khi bệnh nhân sẽ mô tả là da nổi sần ngứa hay nổi phong ngứa. Vị trí thường gặp mặt gấp nếp cánh tay, khuỷu tay,cổ tay, khoeo chân, cổ chân.. đối xứng 2 bên
  • Ngứa thường tăng lên khi nóng, đổ mồ hôi và thường khiến người bệnh cào gãi nhiều, có thể gây nhiễm trùng và chảy dịch
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
  • Cần sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên nhằm tránh để da khô, có thể dùng các loại dưỡng ẩm có thành phần bổ sung hàng rào bảo vệ da và hạn chế kích ứng.
  • Dưỡng ẩm cần thoa khi da khô và trong vòng vài phút sau khi tắm
  • Bệnh nhân nên tắm hằng ngay, tắm không quá 10 phút và không nên tắm nước quá nóng.
  • Nên sử dụng các sản phẩm không xà phòng, không mùi thơm chuyên biệt cho da khô và nhạy cảm.
  • Ngoài ra cần tránh các yếu tố làm nặng là hương liệu, xà phòng, rửa tay quá thường xuyên, bụi mạt nhà.

  1. Viêm da tiết bã: Là bệnh mạn tính, nguyên nhân chưa rõ , có thể liên quan các yếu tố như di truyền, người có làn da dầu, nấm Malassezia, rối loạn hệ miễn dịch…
  • Triệu chứng của vdtb thường xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, mặt, ngực , lưng..
    • Da đầu: gàu, vảy da màu vàng đỏ, ngứa ngáy
    • Mặt : mảng đỏ, khô , bong vảy ở trán, quanh mũi, chân mày, tai, cằm….
    • Vùng da khác: mảng đỏ da bong vảy, mụn , ngứa ngáy
  • Cách phòng tránh/ xử trí ban đầu
    • Làm sạch hàng ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ …
    • Dưỡng ẩm cho dathường xuyên bằng kem dưỡng ẩm phù hợp…
    • Tránhcào gãi, mọi ma sát có thể gây kích ứng da
  1. Vảy nến: Là 1 bệnh da mạn tính , không lây nhiễm, do sự tăng sinh quá mức của tế bào da . Nguyên nhân chưa rõ , có thể do mốt số yếu tố như: thuốc , nhiễm trùng, căng thẳng, di truyền, hệ miễn dịch rối loạn…
  • Dấu hiệu nhận biết: bệnh đặc trưng bởi hình ảnh đỏ da kèm bề mặt tróc vảy trắng như sáp từ cây nến, ngứa, da khô nứt nẻ.. ngoài ra bệnh có thể gây tổn thương móng, khớp và nhiều cơ quan khác.
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
    • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, căng thẳng và cào gãi
    • Cần ăn uống đủ chất, tập thể dụng và không để thừa cân
    • Thoa dưỡng ẩm thường xuyên, sử dụng các loại dưỡng ẩm dịu nhẹ
    • Tránh các sản phẩm chăm sóc da có tính tẩy rửa mạnh
    • Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc
  1. Mày đay: Là bệnh lý da liễu rất thường gặp, do phản ứng của mạch máu trên da gây phù và ngứa. Đây là bệnh không có khả năng lây từ người này sang người khác. Nguyện nhân có thể do tình trạng dị ứng với thức ăn, thuốc hoặc vi sinh vật, tình trạng chà xát da, nước quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc sau khi vận động….
  • Dấu hiệu nhận biết: các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và tự khỏi trong vòng vài giờ hoặc vài ngày
    • Sẩn phù màu hồng hoặc đỏ , ngứa dữ dội
    • Sưng phù ở các vùng niêm mạc, bán niêm mạc như môi, lưỡi, cổ họng,mí mắt, …
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
    • Mặc quần áo thoải mái
    • Tránh chà xát lên vùng da bị nổi mề đay hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại;
    • Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ;
    • Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó đang làm gì, ăn gì… điều này có thể giúp người bệnh và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh;
    • Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.
    • Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
  1. Nấm da: Nấm da là một bệnh lý da liễu thường gặp, bệnh có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như nấm tóc, nấm thân, nấm móng, nấm bẹn. Nấm có thể lây lan từ người sang người, từ động vật hoặc đất. Môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh như nhà tắm, vớ ướt, hồ bơi công cộng có thể làm bệnh lây lan. Bệnh nhân béo phì và tiểu đường cũng là đối tượng dễ nhiễm nấm
  • Dấu hiệu nhận biết: thường gặp vào mùa hè và khu trú ở những vùng da ẩm ướt, các nếp gấp
    • Da: Mảng đỏ da, ngứa, bong vảy, mụn nước , ngày càng lan rộng
    • Móng: dày lên, vàng/ xanh đục, bị biến dạng, có thể thấy các mảnh vụn cạo ra hơi vàng, theo tiến triển tổn thương lan dần, móng tách khỏi nền móng
    • Da đầu: mảng đỏ , bong vảy, mụn mước/mụn mủ, rụng tóc….
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
    • Bệnh nhân nên giữ vùng da khô ráo, nên mang giày dép và quần áo thông thoáng, thoải mái.
    • Cần giặc tất cả quần áo với nước nóng, phơi khô dưới nắng
    • Không dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, gối mền…
    • Không nên đi chân trần ở các khu vực công cộng, đất vườn…
    • Có thể sử dụng các loại bột chống nấm khi mang giày.
    • hạn chế cào gãi, tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng da.
  1. Viêm nang lông: là bệnh lý thường gặp, trong đó các nang lông bị viêm ở phần nông hoặc phần sâu của chúng. Viêm nang lông có thể lây nhiễm hoặc không lây nhiễm. Các trường hợp nặng hơn, viêm nang lông có thể trở thành các áp xe da như nhọt, nhọt cụm. Viêm nang lông, nhọt và nhọt cụm thường do nhiễm trùng, chấn thương do cọ xát liên tục, hoặc kích ứng.
  • Dấu hiệu nhận biết: biểu hiện là những mụn mủ, sưng đỏ quanh nang lông, có thể tiến triển thành nhọt, nhọt cụm là những cục nang chứa mủ nằm sâu dưới da, ấn rất đau. Chúng thường có vị trí ở mặt,ngực lưng, vùng nách, cánh tay hoặc đùi, mông
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
  • Giữ vệ sinh da tốt, khô thoáng giúp lành bệnh nhanh hơn và phòng tránh tái phát sau này.
  • Không cào gãi, rửa tay với xà phòng trước/sau khi chạm vào nhọt.
  • Không dùng lại hoặc dùng chung khăn tắm và các loại khăn khác với người bệnh.
  • Thay băng thường xuyên, giữ vết thương khô ráo.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, đồ ăn ngọt béo…ăn nhiều rau xanh trái cây…
  1. Zona thần kinh: Zona hay giời leo là bệnh lý da liễu thường gặp, bệnh ngoài da là do sự tái hoạt động của virus Varicella zoster, virus này cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu.
  • Dấu hiệu nhận biết:
    • Trước khi biểu hiện ở da, bệnh nhân thường có cảm giác ngứa, đau và châm chích, triệu chứng đau có thể gây nhầm với các bệnh lý khác cũng gây đau ngực, đau bụng, đau lưng…sau vài ngày, vùng da nổi các chùm mụn nước trên nền da đỏ, rất đau và có thể rỉ dịch, phân bố 1 bên cơ thể. Một số bệnh nhân có thể đau kéo dài sau khi lành da gọi là đau dây thần kinh sau zona
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
    • Giữ cho vùng da sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng
    • Hạn chế chà sát, cào gãi, mặc quần áo rộng để tránh tổn thương thêm da
    • Không đắp các chất lạ hoặc lá lên vùng da tổn thương.
    • Hạn chế căng thẳng lo lắng trong cuộc sống
    • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, tập luyện thể dục nhằm nâng cao hệ miễn dịch.
  1. Mụn cóc: hay còn gọi là bệnh hạt cơm là một tình trạng rất thường gặp. Bệnh do virus HPV gây ra khi virus xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết cắt hoặc vết thương trên da. Bệnh có thể lây lan tới các vị trí khác trên cơ thể, và cũng có thể lây cho người khác. Có nhiều loại mụn cóc khác nhau. Các vị trí hay gặp của mụn cóc: bàn tay và bàn chân, vùng sinh dục và hậu môn.
  • Dấu hiệu nhận biết: biểu hiện là những sẩn dày sừng có giới hạn rõ, trên bề mặt có rải rác những chấm màu đen.
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
    • Tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người khác, và tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân.
    • Rửa tay thường xuyên, không cắn móng tay
    • Các vết thương trên da cần được vệ sinh và che chắn kĩ.
    • Tiêm ngừa vaccine HPV.
  1. Ghẻ ngứa: bệnh về da này đặc trưng bởi tình trạng ngứa da dữ dội do ký sinh trùng cái ghẻ trên da gây ra. Bệnh thường lây rất nhanh khi tiếp xúc trực tiếp, thường lây cho các thành viên trong gia đình. Ghẻ là bệnh không gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh và những người xung quanh, đặc biệt nó  sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng da, chàm hóa, …
  • Dấu hiệu nhận biết
    • Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
    • Tổn thương sẩn, mụn nước nhỏ màu đỏ rải rác khắp thân mình ( thường ở vùng da non như kẽ ngón tay, cổ tay,nách, bụng dưới, phía trong đùi, bẹn,…,) bề mặt có thể phủ vảy tiết, kèm theo các vết trầy xước da do cào gãi.
    • Các luống ghẻcó cấu trúc dạng sợi chỉ, mảnh, ngoằn ngoèo, dài 3-5 mm, màu trắng nhạt kèm theo vảy da và mụn nước.
  • Cách phòng tránh/xử trí ban đầu khi mắc bệnh
    • Tránh tiếp xúc da với da của người mắc bệnh ghẻ
    • Cách ly người bệnh, không dùng chung quần áo, ngủ chung.
    • Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể.. vì ghẻ rất dễ lây lan.
    • Vệ sinh cá nhân, cắt ngắn móng tay, không chà xát cào gãi vào tổn thương gây nhiễm trùng
    • Giặt sạch quần áo, chăn màn, phơi nơi khô nắng thoáng mát hoặc sấy khô. Đồ dùng cá nhân, đồ đạc vệ sinh hoặc cho vào túi nilon buộc kín trong ít nhất 72 giờ vì ghẻ thường chết khi không kí sinh trên người trong 2-3 ngày.

Tóm tắt

Khi gặp các triệu chứng như trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Điều trị các bệnh da liễu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến cho các bệnh da liễu thường gặp:

  • Thuốc bôi ngoài da có thể được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, bệnh vẩy nến, nấm da , ghẻ…
  • Thuốc uống để điều trị các bệnh da liễu nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc bôi ngoài da.
  • Liệu pháp ánh sáng là một phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng để điều trị các bệnh như bệnh vẩy nến, chàm, phát ban…
  • Laser CO2 hoặc phẫu thuật có thể được chỉ định để điều trị các bệnh như mụn thịt, mụn cóc, ung thư da..

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các bệnh da liễu, nhưng một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:

  • Trẻ em và người lớn tuổi.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Mắc một số bệnh lý: đái tháo đường, bệnh thận mạn,viêm ruột, lupus ban đỏ…
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh da liễu.
  • Làm việc trong các ngành nghề tiếp xúc với các chất gây kích ứng da như hóa chất, dầu mỡ và bụi bẩn.
  • Có lối sống không lành mạnh: hút thuốc, uống rượu và ăn nhiều thức ăn béo ngọt, dầu mỡ….

Bạn có thể phòng ngừa các bệnh da liễu bằng các phương pháp sau:

  • Tránh dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân hoặc mỹ phẩm.
  • Uống nhiều nước và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
  • Chăm sóc da đúng cách.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Sử dụng kem chống nắngvà bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Giảm stress, căng thẳng.

 

 

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo