Vừa qua, Phòng Khám Đa Khoa Ngọc Minh đã tiếp nhận hai trường hợp béo phì là anh em ruột. Người anh nặng 119kg, em gái nặng 97kg. Việc tăng cân này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra những mặc cảm tâm lý. Sau 1 tháng điều trị, cả hai bệnh nhân đã có những tín hiệu tích cực đầu tiên.
Người anh là L.V.N (22 tuổi) và em gái là L.V.Q.N (21 tuổi) hiện đang sống cùng gia đình tại TPHCM. Qua thăm khám, các bác sĩ tại đơn vị Nội tiết – Béo phì ghi nhận BMI của 2 bệnh nhân lần lượt là 33,3kg/m2 và 30,3kg/m2, được chẩn đoán mắc béo phì độ 2.
Sau khi các bác sĩ đã loại trừ các nguyên nhân bệnh lý gây béo phì, gia đình được tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng, bao gồm lượng calo cần thiết mỗi ngày, tỷ lệ chất béo và chất xơ cần thiết, và cách xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp.
Việc kiểm soát khẩu phần ăn có mục đích giúp hai anh em giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe hay quá trình học tập. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được hướng dẫn cụ thể về chế độ tập luyện thể dục, bao gồm cách tập, lựa chọn các bài tập phù hợp nhằm đạt hiệu quả giảm cân tối ưu mà vẫn bảo vệ hệ cơ xương khớp, tránh các chấn thương không đáng có.
Ngoài chế độ ăn và tập luyện, bệnh nhân được bác sĩ kê toa sử dụng thuốc điều trị béo phì để đạt hiệu quả giảm cân tối ưu nhất.
Sau một tháng điều trị, kết quả của cả hai rất tích cực. Người anh đã giảm được 7kg, cân nặng còn 112kg. Trong khi đó, tốc độ giảm cân của em gái chậm hơn do không kiểm soát tốt chế độ ăn khi đi du lịch nước ngoài, vì thế chỉ giảm được 2kg, còn 95kg.
Dù vậy, sau lần tái khám gần nhất, cả hai anh em và gia đình đều rất hài lòng. Bệnh nhân cho biết đã tự tin hơn về vấn đề sức khỏe lẫn ngoại hình của mình, đồng thời quyết tâm tiếp tục điều trị để đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai.
BS.CK1 Trương Phước Tân – Chuyên khoa Nội tiết – Tiểu đường, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh cho biết, thức ăn nhanh được nhiều người yêu thích bởi hương vị hấp dẫn và tính tiện lợi. Đáng tiếc, đây lại là một trong những loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với đường ruột và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tổng thể.
Thức ăn nhanh có nhiều tác động tiêu cực đối với bệnh nhân béo phì, chủ yếu do các yếu tố sau:
1. Hàm lượng calo cao:
Thức ăn nhanh thường chứa nhiều calo nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Các món như bánh mì kẹp, pizza, khoai tây chiên, nước ngọt… có thể chứa lượng lớn chất béo và đường, khiến người tiêu thụ dễ tăng cân nhanh chóng.
2. Thức ăn nhanh thường thừa muối:
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 5g muối mỗi ngày (tương đương với 2.000mg natri) là đủ để đáp ứng cả yêu cầu natri và clorua của cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim.
5g tương đương với khoảng 1 thìa cà phê muối mỗi ngày từ tất cả các nguồn. Việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh thường xuyên có thể vượt qua những giới hạn về khuyến cáo về muối này.
3. Ít chất xơ:
Thức ăn nhanh thường thiếu chất xơ – một chất dinh dưỡng cần thiết giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và giúp kiểm soát cảm giác no. Điều này khiến bệnh nhân béo phì dễ ăn quá mức và tiếp tục tăng cân.
4. Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ cholesterol cao:
Một trong những vấn đề của việc ăn uống thức ăn nhanh là lượng chất béo bão hòa có trong một bữa ăn. Dựa trên chế độ ăn 2.000 calo, giới hạn tối đa đối với chất béo bão hòa là 22g mỗi ngày. Có thể dễ dàng hấp thụ tới 75% lượng chất béo bão hòa trở lên chỉ với 1 bữa ăn nhanh và trong một số trường hợp, người dùng có thể hấp thụ 100 – 150% lượng chất béo bão hòa tối đa được khuyến nghị hàng ngày.
5. Thường xuyên ăn thức ăn nhanh dễ gây thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng:
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất) và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm khác nhau hàng ngày.
Thức ăn nhanh thường đơn giản, đơn điệu về chủng loại thực phẩm, vì thế bữa ăn không đa dạng các loại thực phẩm và bạn dễ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng quan trọng.
Hơn nữa, thức ăn nhanh thường sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp, nên thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất cần thiết. Do đó, thức ăn nhanh thường mất cân đối và thiếu dinh dưỡng.
6. Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2:
Tiêu thụ thường xuyên thức ăn nhanh có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa, bao gồm tăng vòng eo, huyết áp cao, tăng đường huyết, và mức cholesterol xấu cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, và các bệnh mạn tính khác.
Thức ăn nhanh là một yếu tố lớn góp phần vào tình trạng béo phì và làm cho việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn đối với bệnh nhân.
- Bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng?
- Bạn lo lắng về các vấn đề sức khỏe do béo phì gây ra?
Hãy đến Đơn vị Nội tiết – Béo Phì, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh
- Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp: Các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Ngọc Minh đều được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết và béo phì, đảm bảo mang đến phác đồ điều trị cá nhân hóa phù hợp nhất với tình trạng của bạn.
- Phương pháp điều trị tiên tiến: Sử dụng các phương pháp hiện đại, an toàn, kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh, giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân hiệu quả và bền vững.
- Chăm sóc toàn diện: Không chỉ điều trị, các bác sĩ còn đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình giảm cân, tư vấn dinh dưỡng và hướng dẫn cách duy trì cân nặng hợp lý sau khi điều trị.
Để đặt lịch hẹn, xin vui lòng gọi số Hotline miễn phí 1800.8074 hoặc nhắn tin vào fanpage.
Hệ thống Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh
- Cơ sở 1: 20 Lãnh Binh Thăng – P13 – Q11
- Cơ sở 2: 262/4 Lạc Long Quân – P10 – Q11
- Hotline: 1800.8074 – 028.6264.3637
- Website: pkdkngocminh.com.vn
(*) Nội dung do PKNM cung cấp, alo Bác sĩ trình bày bài.