Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm và đông đặc nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong do nhiễm trùng hàng đầu trên thế giới, bệnh có thể diễn tiến nặng, đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ em, và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Do đó việc chăm sóc, hỗ trợ để người bệnh nhanh phục hồi đóng vai trò vô cùng quan trọng.
-
Chế độ chăm sóc
- Khi mắc viêm phổi, cơ thể thường mất nước nhiều hơn do sốt và thở nhanh. Vì vậy, bệnh nhân cần bổ sung đủ nước để giữ cho cơ thể không bị mất nước. Người bệnh nên uống ít nhất từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, các loại nước ép trái cây tươi, canh súp cũng có thể giúp bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này có thể giúp làm loãng đàm và việc ho khạc đàm dễ dàng hơn.
- Xông hơi và sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp đường thở thông thoáng hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.
- Không nên hoạt động quá sức cho đến khi cơ thể khỏi bệnh hoàn toàn. Người bệnh nên giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để phục hồi tốt hơn.
-
Chế độ dinh dưỡng
Chất đạm (protein): là thành phần thiết yếu để cơ thể tái tạo mô và phục hồi các tế bào tổn thương do viêm nhiễm. Bệnh nhân viêm phổi nên bổ sung đủ lượng đạm từ các nguồn thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, cá….
Các loại hạt và ngũ cốc: là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể đóng vai trò hỗ trợ phục hồi sau bệnh viêm phổi. Chúng giàu protein, axit béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin E, kẽm và magiê…
Tăng Cường Vitamin và khoáng chất: Việc bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho bệnh nhân viêm phổi gồm:
- Vitamin C: Có trong cam, chanh, ổi, dâu tây, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm.
- Vitamin D: Hỗ trợ sự hoạt động của hệ miễn dịch, có thể lấy từ ánh nắng mặt trời hoặc thực phẩm như cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng.
- Vitamin E: đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương thường có trong bơ, bông cải xanh, hạch nhân…
- Kẽm: Có trong hải sản, thịt đỏ, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tăng cường quá trình phục hồi.
Hạn chế thực phẩm có hại: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng viêm và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân viêm phổi như các thực phẩm chế biến sẵn vì hàm lượng muối quá cao, đồ ăn nhanh, chiến rán, hay thức uống có cồn có thể gây suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng…
-
Phòng ngừa viêm phổi
Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi bằng cách thực hiện một số bước đơn giản sau đây:
- Tiêm vaccin: Cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV) và COVID-19 là những nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi. Việc tiêm ngừa các loại vắc-xin được khuyến cáo như vắc-xin cúm hàng năm có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi. Người lớn từ 65 tuổi trở lên nên tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn.
- Rửa tay thường xuyên: đặc biệt là sau khi ho hoặc xì mũi, đi vệ sinh, thay tã và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn để ngăn chặn đường lây lan của vi trùng.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá giảm khả chống lại nhiễm trùng của phổi và những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ: Vệ sinh nhà cửa, đảm bảo không khí trong lành để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Thói dõi sức khỏe: Vì viêm phổi thường xảy ra sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hãy chú ý đến bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn vài ngày. Chăm sóc và kiểm soát tốt các tình trạng sức khỏe hiện có như hen suyễn, COPD, tiểu đường và bệnh tim.
Viêm phổi là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng do đó người bệnh phải tuân theo hưỡng dẫn của bác sĩ cũng như thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, tập thể dục thường xuyên.. sẽ giúp người bệnh mau phục hồi và lấy lại sức khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Pneumonia. National Health Service.12 January 2023.
- Ellison RT, Donowitz GR. Acute pneumonia.Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases. 9th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2020:chap 67
- John Landry. Pneumonia Diet: Top 10+ Best and Worst Foods to Eat (2024). Respiration therapy zone. Sep 24, 2024
- Can Pneumonia Be Prevented? American Lung Association. June 7, 2024
CARE PLAN FOR PATIENTS WITH PNEUMONIA
Pneumonia is an inflammatory condition that involves the infection and consolidation of lung tissue, including the alveoli, alveolar sacs, and bronchioles, caused by bacteria, viruses, or fungi. It is the leading cause of death from infections worldwide and can progress severely, especially in the elderly, children, and individuals with weakened immune systems. Therefore, providing care and support for patients to recover quickly is crucial.
- Care Regimen
– Hydration: Patients with pneumonia often experience increased fluid loss due to fever and rapid breathing. Therefore, it is essential for patients to drink sufficient water to prevent dehydration. They should aim to consume at least 2-3 liters of fluid daily. In addition to plain water, fresh fruit juices and soups can also help replenish fluids and necessary nutrients, which can aid in thinning mucus and facilitating easier expectoration.
– Steam Inhalation: Utilizing steam inhalation or humidifiers can help keep the airways clear.
– Avoid Pollutants: Limit exposure to polluted air, dust, and especially cigarette smoke.
– Get lost of Rest: Patients should avoid strenuous activities until fully recovered. Adequate rest and sleep are vital for better recovery.
- Nutrition care
– Protein: Essential for tissue repair and recovery from inflammation, patients should consume adequate protein from sources such as beef, chicken, and fish.
– Nuts and Whole Grains: These nutrient-dense foods support recovery due to their high protein, essential fatty acids, vitamins, and minerals, such as vitamin E, zinc, and magnesium.
– Vitamins and Minerals: Supplementing with vitamins and minerals enhances immunity and supports recovery. Important nutrients for pneumonia patients include:
- Vitamin C: Found in oranges, lemons, guavas, and strawberries; boosts the immune system and has anti-inflammatory effects.
- Vitamin D: Supports immune function and can be obtained from sunlight or foods like salmon, sardines, and egg yolks.
- Vitamin E: A powerful antioxidant that protects cells, commonly found in avocados, broccoli, and nuts.
- Zinc: Present in seafood and red meat; helps the body combat infections and enhances recovery.
– Limit Harmful Foods: Certain foods can increase inflammation and hinder recovery, such as processed foods high in salt, fast food, fried foods, and alcoholic beverages, which can impair the immune system and increase infection risk.
- Pneumonia Prevention
To reduce the risk of pneumonia, simple steps include:
– Vaccination: Influenza, respiratory syncytial virus (RSV), and COVID-19 are common causes of pneumonia. Vaccines, such as the annual flu shot, are recommended to prevent pneumonia. Adults over 65 should receive pneumococcal vaccination.
– Hand Hygiene: Regular hand washing, especially after coughing, sneezing, using the restroom, changing diapers, and before eating or preparing food, can prevent the spread of germs.
– No Smoking: Smoking diminishes the lungs’ ability to resist infections, and smokers have a higher risk of pneumonia.
– Clean Living Environment: Maintain cleanliness in living spaces and ensure fresh air circulation to reduce infection risk.
– Health Monitoring: Be vigilant about symptoms lasting longer than a few days, as pneumonia often follows respiratory infections. Proper management of pre-existing conditions such as asthma, COPD, diabetes, and heart disease is essential.
Pneumonia is a serious infectious condition; thus, patients must adhere to their doctor’s guidance and maintain a healthy diet, rest adequately, and engage in regular exercise to promote quick recovery and restore health.
REFERENCES:
- Pneumonia. National Health Service.12 January 2023.
- Ellison RT, Donowitz GR. Acute pneumonia.Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases. 9th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2020:chap 67
- John Landry. Pneumonia Diet: Top 10+ Best and Worst Foods to Eat (2024). Respiration therapy zone. Sep 24, 2024
- Can Pneumonia Be Prevented? American Lung Association. June 7, 2024