QUẢN LÝ COPD HIỆU QUẢ: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, TẬP LUYỆN, VÀ PHÒNG NGỪA

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh hô hấp nghiêm trọng, được đặc trưng bởi các đợt cấp khi triệu chứng trở nên nặng hơn, bao gồm khó thở, mệt mỏi và tăng nguy cơ nhập viện. Quản lý hiệu quả bệnh yêu cầu chú trọng đến chế độ ăn uống, tập thể dục và phòng ngừa.

 

Hướng Dẫn Dinh Dưỡng Cho Người Mắc COPD

Bạn có biết rằng thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp không? Đúng vậy, cơ thể chúng ta sử dụng thức ăn như “nhiên liệu” để hoạt động, và việc thở cũng cần năng lượng. Đặc biệt, đối với người mắc COPD, việc thở tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, có thể lên đến gấp 10 lần so với người bình thường. Vì thế, ăn uống đúng cách là vô cùng quan trọng để giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn và thở dễ dàng hơn.

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ăn gì cho khỏe?

  • Giảm tinh bột, tăng chất béo tốt: Khi tiêu hóa tinh bột, cơ thể sản sinh nhiều CO2 hơn, khiến bạn cần thở nhiều hơn để thải ra. Hãy chọn các loại tinh bột tốt như bánh mì nguyên cám, gạo lứt, trái cây và rau củ thay vì bánh kẹo, nước ngọt. Chất béo tốt từ dầu thực vật và các loại hạt cũng giúp giảm gánh nặng cho phổi.
  • Bổ sung đạm và chất xơ đầy đủ: Protein giúp cơ hô hấp khỏe mạnh, hãy đảm bảo ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu. Chất xơ từ rau củ và ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn no lâu mà không ăn quá nhiều, tránh gây khó thở.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nếu đang dùng thuốc corticoid lâu dài, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung canxi và vitamin D để xương luôn chắc khỏe. Việc uống một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày cũng giúp đảm bảo bạn nhận đủ các vi chất cần thiết.
  • Hạn chế muối: Ăn quá mặn có thể gây phù nề, làm tình trạng khó thở thêm nghiêm trọng. Hãy nêm nếm nhạt và sử dụng gia vị tự nhiên thay vì muối, hạn chế các món ăn chế biến sẵn.
  • Uống đủ nước: Nước giúp làm loãng đờm, hỗ trợ việc tống đờm ra khỏi phổi dễ dàng hơn. Mỗi ngày nên uống khoảng 6-8 ly nước, chia nhỏ lượng nước uống cả ngày thay vì uống quá nhiều một lúc.

Nếu bạn gặp khó khăn trong ăn uống hoặc đang sụt cân

  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng. 
  • Chọn các bữa ăn ít phải chuẩn bị, có thể hâm nóng nhanh. 
  • Nghỉ ngơi trước bữa ăn để cảm thấy dễ chịu và ăn được nhiều hơn. 
  • Bổ sung một viên multivitamin hàng ngày và các sản phẩm dinh dưỡng để tăng lượng calo và chất dinh dưỡng. 
  • Dùng thuốc theo toa để kích thích sự thèm ăn 

Nếu bạn thừa cân

Thừa cân có thể làm việc thở khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch giảm cân an toàn và hiệu quả. 

Hãy nhớ:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc kiểm soát COPD
  • Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn
  • Đừng ngại đặt câu hỏi và chia sẻ những khó khăn của bạn trong việc ăn uống

 

Loại Bài Tập Nào Tốt Cho Người Mắc Bệnh COPD?

  • Giãn cơ: Giúp cải thiện sự linh hoạt. Giữ tư thế giãn cơ từ 10-30 giây, thở sâu và lặp lại vài lần.
  • Tập thể dục nhịp điệu: Các hoạt động như đi bộ, đạp xe và bơi lội giúp tốt cho tim và phổi. Hãy cố gắng tập khoảng 30 phút mỗi lần, vài lần mỗi tuần.
  • Tập luyện sức đề kháng: Giúp tăng cường cơ bắp, bao gồm cả các cơ hô hấp. Tập với tạ hoặc dây đàn hồi 3-4 lần mỗi tuần.
  • Khi nào không nên tập thể dục: Tránh tập luyện nếu bạn bị sốt, nhiễm trùng, đau ngực hoặc triệu chứng COPD nặng hơn.

Phòng Ngừa Đợt Cấp COPD

Dấu hiệu cảnh báo đợt cấp 

  • Ho nhiều hơn
  • Đờm thay đổi về màu sắc, độ đặc và số lượng
  • Khó thở nặng hơn, mệt mỏi gia tăng, khó ngủ, thở khò khè

Các tác nhân thường gặp

  • Khói (thuốc lá, xì gà, khói từ lò sưởi)
  • Các sản phẩm tẩy rửa, nến thơm, bình xịt khử mùi
  • Phấn hoa, ô nhiễm không khí
  • Nhiễm trùng hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm phổi, COVID-19

Khuyến nghị chung: Tránh các tác nhân trên, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ở nơi đông người, và tiêm vắc-xin cúm hàng năm để bảo vệ bản thân.

Nhớ 5T Để Duy Trì Sức Khỏe

Việc đặt ra mục tiêu thực tế và hiểu rằng không cần hoàn thành mọi việc theo cách như trước kia là rất quan trọng. Thực hành theo 5T sẽ tận dụng tối đa sức lực, quản lý tốt hơn các triệu chứng của COPD và đồng thời giúp tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

  • Tốc độ hợp lý: Thực hiện các công việc hàng ngày với nhịp độ chậm và đều đặn. Hãy nhớ nghỉ ngơi giữa các hoạt động để tránh cảm giác kiệt sức. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi trước khi cảm thấy mệt mỏi quá mức, vì khi đã quá tải, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
  • Tính toán trước: Lên kế hoạch trước và tránh dồn nhiều công việc nặng trong cùng một ngày. Ví dụ, không nên giặt đồ, đi mua sắm và đi khám bác sĩ cùng một lúc. Hãy phân bổ các hoạt động này vào các ngày khác nhau để cơ thể có thời gian hồi phục.
  • Tư thế đúng: Giữ tư thế thẳng lưng khi ngồi và đứng sẽ giúp giảm khó thở. Tránh cúi người hoặc với tay quá mức, vì điều này có thể khiến cơ thể nhanh chóng mệt mỏi. Thay đổi tư thế thường xuyên để tránh căng thẳng cơ bắp.
  • Thứ tự ưu tiên: Xác định rõ các công việc quan trọng cần làm trước và những việc có thể hoãn lại. Tập trung vào các hoạt động thiết yếu vào thời điểm cơ thể cảm thấy khỏe mạnh nhất để tiết kiệm năng lượng.
  • Thở mím môi: Kỹ thuật thở mím môi rất hữu ích trong việc làm chậm nhịp thở và tăng cường luồng khí vào và ra khỏi phổi. Thực hành kỹ thuật này hàng ngày sẽ giúp kiểm soát triệu chứng khó thở và giúp cơ thể thoải mái hơn trong sinh hoạt.

Effective COPD Management: Diet, Exercise, and Prevention

Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) is a serious respiratory condition characterized by exacerbations when symptoms worsen, including shortness of breath, fatigue, and increased risk of hospitalization. Effective management of the disease requires attention to diet, exercise, and prevention.

 

Nutritional Guidelines for COPD Patients

 

Did you know that the food you consume daily can affect your breathing ability? That’s right. Our body uses food as “fuel” to function, and even breathing requires energy. For those with COPD, breathing requires up to 10 times more energy than in a healthy individual. Therefore, eating the right way is crucial to help you feel healthier and breathe easier.

 

What Should COPD Patients Eat to Stay Healthy?

  • Reduce carbs, increase healthy fats: Digesting carbohydrates produces more CO2, requiring more breathing to expel it. Opt for healthy carbs like whole-grain bread, brown rice, fruits, and vegetables instead of sweets and sugary drinks. Healthy fats from plant oils and nuts can also ease the burden on your lungs.
  • Get enough protein and fiber: Protein strengthens respiratory muscles, so make sure to consume enough meat, fish, eggs, dairy, and legumes. Fiber from vegetables and whole grains helps you feel full longer without overeating, which can prevent breathlessness.
  • Add vitamins and minerals: If you’re on long-term corticosteroid medication, consult your doctor about calcium and vitamin D supplements to keep your bones strong. Taking a daily multivitamin can also ensure you get the necessary nutrients.
  • Limit salt: Eating too much salt can cause swelling, worsening breathlessness. Season your food lightly and use natural herbs instead of salt, and limit processed foods.
  • Stay hydrated: Water helps thin mucus, making it easier to expel from the lungs. Aim to drink 6-8 glasses of water daily, spreading it out throughout the day rather than consuming large amounts at once.

If You Have Difficulty Eating or Are Losing Weight:

  • Eat smaller, more frequent meals with nutrient-dense foods like eggs.
  • Choose meals that require minimal preparation and can be reheated quickly.
  • Rest before meals to feel more comfortable and eat more.
  • Take a daily multivitamin and nutritional supplements to boost calorie and nutrient intake.
  • Use prescribed medications to stimulate appetite.

If You Are Overweight:

Being overweight can make breathing more difficult. Your doctor will advise you on a safe and effective weight-loss plan.

Remember:

  • A healthy diet is a key part of COPD management.
  • Consult your doctor or a nutritionist for personalized advice.
  • Don’t hesitate to ask questions and share any eating challenges you may face.

 

What Exercises Are Good for COPD Patients?

  • Stretching: Improves flexibility. Hold each stretch for 10-30 seconds, breathe deeply, and repeat several times.
  • Aerobic exercise: Activities like walking, cycling, and swimming benefit your heart and lungs. Aim for about 30 minutes per session, a few times a week.
  • Resistance training: Strengthens muscles, including respiratory muscles. Train with weights or resistance bands 3-4 times per week.
  • When not to exercise: Avoid exercising if you have a fever, infection, chest pain, or worsening COPD symptoms.

 

Preventing COPD Exacerbations

Warning signs of an exacerbation:

  • Increased coughing
  • Changes in the color, thickness, or quantity of mucus
  • Worsened shortness of breath, increased fatigue, difficulty sleeping, wheezing

Common Triggers:

  • Smoke (cigarettes, cigars, fireplace smoke)
  • Cleaning products, scented candles, air fresheners
  • Pollen, air pollution
  • Respiratory infections like colds, flu, pneumonia, and COVID-19

General Recommendations: Avoid these triggers, wash your hands frequently, wear a mask in crowded areas, and get an annual flu shot to protect yourself.

 

Remember The 5 P’s

If you have COPD, you may notice that everyday tasks like dressing, bathing, and cleaning require more energy. This extra effort can leave you feeling tired or short of breath. Energy conservation is about making tasks easier, so you use less energy. By conserving energy, you’ll have more stamina to get through your day.

Using the 5 P’s will help you manage your energy better and make the most of your day.

  • Pace yourself: Take breaks or rest between activities. Maintain a slow, steady pace to avoid rushing. It’s crucial to rest before you feel exhausted, as recovery will take longer if you become overly fatigued.
  • Planning ahead: Avoid doing multiple heavy tasks in one day. For example, don’t try to do laundry, grocery shopping, and attend an appointment all at once. Spread these tasks out over time.
  • Position yourself: Stay upright while sitting or standing, and try to avoid excessive bending or reaching, as these can lead to shortness of breath and fatigue. Don’t stay in one position for too long, as that can also be tiring.
  • Prioritize your activities: Focus on what’s most important and leave less urgent tasks for later. Tackle your priority activities when you have the most energy.
  • Pursed lip breathing: This breathing technique helps you slow down your breathing and improve airflow. Practice pursed lip breathing daily until it becomes second nature.

Nguồn tham khảo:

  1. American Lung Association. (2023). Chronic obstructive pulmonary disease (COPD). https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/copd (Accessed September 28, 2024). 
  2. Rondanelli, M., Faliva, M. A., Peroni, G., Infantino, V., Gasparri, C., Iannello, G., Perna, S., Alalwan, T. A., Al-Thawadi, S., & Corsico, A. G. (2020). Food Pyramid for Subjects with Chronic Obstructive Pulmonary Diseases. International journal of chronic obstructive pulmonary disease, 15, 1435–1448. https://doi.org/10.2147/COPD.S240561
  3. UpToDate Wbtdaea. Patient education: COPD and diet (The Basics). Uptodate. Accessed Sep 30, 2024.
  4. MeiLan King Han M, MS. Patient education: Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) treatments (Beyond the Basics). Uptodate. Updated Apr 11, 2024. Accessed Sep 30, 2024.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo