Gút là một loại viêm khớp đau đớn do nồng độ axit uric cao trong máu, dẫn đến sự hình thành tinh thể ở các khớp và xung quanh khớp. Axit uric được sản xuất khi cơ thể phân hủy purine, một chất tự nhiên có trong cơ thể và một số loại thực phẩm. Thông thường, axit uric được loại bỏ qua nước tiểu.
Mặc dù chế độ ăn uống không thể chữa khỏi bệnh gút, nhưng việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nồng độ axit uric, giảm nguy cơ tái phát cơn gút, và làm chậm quá trình tổn thương khớp theo thời gian.
Người Mắc Bệnh Gút Nên Kiêng Ăn Gì?
Nhiều người nhận thấy triệu chứng gút giảm bớt khi họ hạn chế thực phẩm giàu purine (purine là chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm). Cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp giảm tần suất các cơn gút cấp tính.
Những thực phẩm và đồ uống nào bệnh nhân nên tránh hoặc hạn chế?
- Ngũ cốc: Bột yến mạch, cám lúa mì, mầm lúa mì.
- Rau: Măng tây, rau bina, súp lơ, đậu Hà Lan xanh, nấm.
- Thịt, gia cầm, hải sản và protein: Thịt đỏ (bò, bê, cừu, lợn), gia cầm, thịt xông khói, nội tạng động vật (gan, thận, tim, não), cá (cá thu, cá mòi, cá cơm, cá herring, cá hồi, cá tuyết, cá ngừ), hải sản (sò, trai, tôm, cua, hàu), thịt thú rừng (ngỗng, vịt, nai), thịt băm, thịt nguội, gà tây, đậu khô, đậu lăng.
- Thực phẩm và đồ uống khác: Nước thịt, nước sốt thịt, rượu, men và chiết xuất men, súp, nước dùng, nước hầm từ thịt hoặc cá.
Bệnh nhân có thể ăn và uống gì trong chế độ ăn ít purin?
Chế độ ăn ít purine có thể giúp giảm triệu chứng gút. Dưới đây là các loại thực phẩm nên ăn để giảm nồng độ axit uric trong cơ thể:
- Ngũ cốc: Bỏng ngô, bánh mì nguyên cám, mì ống, ngũ cốc, gạo.
- Trái cây: Tất cả các loại trái cây.
- Rau: Tất cả các loại rau, ngoại trừ những loại có hàm lượng purine cao đã nêu trên.
- Sữa: Tất cả các loại sữa đều ít purine, nhưng sữa ít béo hoặc không béo là tốt nhất.
- Thịt, gia cầm, hải sản và protein: Trứng, các loại hạt, bơ đậu phộng.
- Thực phẩm và đồ uống khác: Nước, trà, cà phê, ca cao, các loại gia vị như muối, thảo mộc, ô liu, dưa chua, dầu ô liu.
Lợi Ích Của Việc Tập Thể Dục Khi Bị Gút
Tập thể dục có thể mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh gút. Nó giúp giảm nồng độ axit uric, giảm viêm, duy trì cân nặng hợp lý và khả năng vận động, cải thiện kháng insulin, và thậm chí kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, chấn thương khớp có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng gút. Vì vậy, các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe được khuyến khích, vì chúng ít gây áp lực lên khớp và giảm nguy cơ chấn thương. Các bài tập như yoga cũng được cho là giúp duy trì sự linh hoạt và giảm mức độ đau.
Nên Tập Luyện Thế Nào?
- Bắt đầu từ từ và duy trì đều đặn: Bắt đầu với một chế độ tập thể dục vừa phải, hướng tới ít nhất 150 phút mỗi tuần để hỗ trợ duy trì cân nặng và sức khỏe tim mạch.
- Tránh tập luyện cường độ cao: Tránh các bài tập nặng trong thời gian bị cơn gút cấp, vì điều này có thể làm tăng nồng độ axit uric.
- Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước để tránh mất nước, vì mất nước có thể làm tăng axit uric. Hạn chế đồ uống chứa fructose cao vì chúng có liên quan đến mức axit uric cao hơn.
Thay Đổi Lối Sống Để Quản Lý Và Ngăn Ngừa Gút
Thay đổi lối sống, tập trung vào hoạt động thể chất và duy trì cân nặng hợp lý, có thể giúp quản lý bệnh gút và ngăn ngừa các cơn đau tái phát.
- Giảm cân: Nếu người bệnh thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp hạ nồng độ axit uric và giảm nguy cơ bị cơn gút cấp, đồng thời giảm áp lực lên các khớp bị đau.
- Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên: Tập thể dục giúp giảm đau và cải thiện tình trạng khuyết tật do gút. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục từ mức độ nhẹ đến vừa phải có thể giúp hạ nồng độ axit uric và giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến gút.
- Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ: Điều quan trọng là tham gia các cuộc khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ kế hoạch điều trị. Đối với bệnh nhân gút, thay đổi lối sống có thể không đủ để kiểm soát nồng độ axit uric và ngăn ngừa cơn đau; do đó, việc sử dụng thuốc là cần thiết để quản lý bệnh hiệu quả.1-3
A Comprehensive Guide to Diet and Exercise for Gout Patients: Improving Health and Managing the Disease
Gout is a painful type of arthritis caused by high levels of uric acid in the blood, leading to the formation of crystals in and around the joints. Uric acid is produced when the body breaks down purines, a substance naturally found in the body and some foods. Normally, uric acid is excreted through urine.
While diet alone cannot cure gout, following a healthy eating plan can help lower uric acid levels, reduce the risk of gout flare-ups, and slow joint damage over time.
Foods to Avoid for Gout Patients
Many people experience relief from gout symptoms when they limit foods high in purines. Improving your diet can help reduce the frequency of acute gout attacks.
Foods and drinks to avoid or limit
- Grains: Oatmeal, wheat bran, wheat germ.
- Vegetables: Asparagus, spinach, cauliflower, green peas, mushrooms.
- Meat, poultry, seafood, and protein: Red meats (beef, veal, lamb, pork), poultry, bacon, organ meats (liver, kidneys, heart, brain), fish (mackerel, sardines, anchovies, herring, salmon, cod, tuna), shellfish (scallops, clams, shrimp, lobster, crab, oysters), tripe, game meat (goose, duck, venison), ground meat, processed meats, turkey, dried beans, peas, lentils.
- Other foods and drinks: Gravy, meat sauces, alcohol, yeast, and yeast extracts (used as supplements), soups, broths, and stock made from meat or fish.
Foods to Eat for Gout Patients
A low-purine diet can help alleviate gout symptoms. Here are the foods you should eat to lower uric acid levels:
- Grains: Popcorn, whole wheat bread, pasta, cereals, rice.
- Fruits: All types of fruits.
- Vegetables: All vegetables, except those high in purines listed above.
- Dairy: All dairy products are low in purines, but low-fat or non-fat options are best.
- Meat, poultry, seafood, and protein: Eggs, nuts, peanut butter.
- Other foods and drinks: Water, tea, coffee, cocoa, seasonings like salt, herbs, olives, pickles, chutneys, vinegar, olive oil, sugar, sweets, gelatin.
Gout and Physical Exercise
Exercise offers protective benefits for those living with gout. It helps lower uric acid levels, reduces inflammation, maintains a healthy weight and mobility, improves insulin resistance, and may even increase longevity.
However, joint injuries can exacerbate gout symptoms. Gentle, low-impact activities like walking, swimming, or cycling are recommended because they exert less pressure on the joints and carry a lower risk of injury. Studies have shown that exercises like yoga can also help maintain flexibility and reduce pain levels associated with gout.
How to Exercise for Gout Management?
- Start slowly and stay consistent: Begin with moderate exercise, aiming for at least 150 minutes per week to help maintain a healthy weight and cardiovascular health.
- Avoid high-intensity workouts: Avoid strenuous exercise during gout flare-ups, as this can increase uric acid levels.
- Stay hydrated: Prevent dehydration, as this can raise uric acid levels. Avoid beverages with high fructose content, as they are linked to higher uric acid levels.
Lifestyle Changes for Managing and Preventing Gout
Lifestyle changes that emphasize physical activity and maintaining a healthy weight can help manage gout and prevent further disease progression.
- Lose weight: If overweight or obese, losing weight can help reduce uric acid levels, lower the risk of gout attacks, and ease pressure on painful joints.
- Engage in regular physical activity: Exercise can reduce pain and disability related to gout. Research shows that low- to moderate-intensity exercise can lower uric acid levels and reduce the risk of obesity and related health problems, which can increase the risk of gout. Adults should aim for at least 150 minutes of moderate physical activity per week.
- Follow your doctor’s treatment plan: Regular health check-ups and adherence to your doctor’s treatment plan are crucial. For gout patients, lifestyle changes alone may not be enough to lower uric acid levels and prevent flare-ups; medication is often necessary for effective management of the disease.
Nguồn tham khảo:
- Fernando Perez-Ruiz M, PhD. Patient education: Gout (Beyond the Basics). https://www.uptodate.com/. Updated Jan 18, 2024. Accessed Sep 30, 2024
- UpToDate Wbtdaea. Patient education: Gout (The Basics). https://www.uptodate.com/. Accessed Sep 30, 2024.
- Williams PT. Effects of diet, physical activity and performance, and body weight on incident gout in ostensibly healthy, vigorously active men. Am J Clin Nutr. May 2008;87(5):1480-7. doi:10.1093/ajcn/87.5.1480
- Jia, E., Zhu, H., Geng, H. et al. The effects of aerobic exercise on body composition in overweight and obese patients with gout: a randomized, open-labeled, controlled trial. Trials 23, 745 (2022). https://doi.org/10.1186/s13063-022-06695-x