LAO PHỔI

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khoẻ và tâm lý của rất nhiều người. Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc bệnh lao quan tâm đến các vấn đề về chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập như thế nào? Để tìm câu trả lời, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh chúng tôi xin gởi đến bạn đọc bài viết dưới đây.

1.Lao phổi là gì?

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Triệu chứng thường thấy ở người mắc lao phổi là ho kéo dài trên 2 tuần, ho ra máu, gầy sút, mệt mỏi, sốt về chiều… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như giãn phế quản, viêm phổi, ho ra máu, suy hô hấp thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

2.Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Vi khuẩn lao có thể phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi hoặc khạc nhổ, và lây truyền cho người khác qua đường hô hấp. Sau khi bị nhiễm vi khuẩn lao có thể lan truyền qua đường máu hoặc bạch huyết đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể người bệnh và gây bệnh lao tại đó.

Việc điều trị hiệu quả lao phổi đòi hỏi không chỉ sử dụng thuốc mà còn điều chỉnh dinh dưỡng, luyện tập và lối sống phù hợp.

3.Chế độ ăn cho bệnh nhân lao phổi

Lao phổi làm trầm trọng thêm suy dinh dưỡng và ngược lại, suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ lao tiềm ẩn thành lao hoạt động. Bệnh nhân lao phổi thường bị sụt cân do nhiều yếu tố như ăn uống kém, buồn nôn, rối loạn chuyển hóa. Chỉ số BMI thấp <18.5 kg.m2 và sụt cân làm tăng nguy cơ tử vong và tái phát lao, đồng thời có thể là dấu hiệu của đáp ứng kém với điều trị hoặc có nhiều bệnh khác đi kèm. Vì vậy xây dựng chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh và nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân, dưới đây là một vài lời khuyên của chúng tôi: 

  • Nhu cầu dinh dưỡng cao hơn: Bệnh nhân lao thường bị suy dinh dưỡng do quá trình nhiễm trùng làm tăng nhu cầu năng lượng, đồng thời ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn.
  • Protein: Giúp hồi phục cơ bắp và hỗ trợ hệ miễn dịch. Các nguồn giàu protein như thịt nạc(thịt gà, vịt, heo, bò,…), cá, đậu hạt, trứng và sữa.
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin C, A, và các khoáng chất như kẽm, sắt giúp tăng cường miễn dịch. Trái cây (chuối, táo, cam, nho,…), rau củ (rau lang, rau cải, rau xà lách, rau mồng tơi, cà rốt, khoai lang, củ cải,…) là nguồn cung cấp tốt.
  • Năng lượng và chất béo: Cần cung cấp đủ năng lượng từ carbohydrate (gạo, khoai, ngô) và chất béo từ dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu phụng, các loại hạt), bơ, quả bơ.
  • Chất xơ và nước: Đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh táo bón, đồng thời duy trì sự hydrat hóa. Uống đủ nước 1.5-2 lít/ngày. Bổ sung các loại hạt ( hạt bí, hạt hướng dương, óc chó, điều, hạnh nhân,…)

4.Chế độ luyện tập cho bệnh nhân lao phổi

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì tập luyện thể dục cũng đóng một vai trò then chốt cho bệnh nhân lao phổi. Người bệnh có thể bị suy giảm sức mạnh cơ bắp và mệt mỏi do bệnh và thuốc điều trị. Vì vậy phục hồi chức năng cho người bệnh lao phổi được tiến hành sớm ngay trong giai đoạn cấp. Tránh các bài tập quá mạnh, và cần theo dõi phản ứng của cơ thể để điều chỉnh cường độ phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên chúng tôi muốn gởi đến bạn:

  • Kỹ thuật tập thở: Tập thở cơ hoành, thở bằng dụng cụ như bóng, Spirometer.
  • Kỹ thuật giãn cơ: Giãn sườn, xoa bóp vùng, tập với thang tường, ròng rọc, tia hồng ngoại.
  • Kỹ thuật tập cơ hô hấp: Thở có kháng trở, dụng cụ tập hít thở, đai trợ giúp.
  • Tập sức mạnh cơ ngoại biên: Tập với dụng cụ hoặc tự do, xe đạp, thảm lăn, tập tại giường, đứng, bước đi.
  • Kỹ thuật tống đờm: Dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực, tập ho.
  • Hoạt động trị liệu: Tập các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, vui chơi giải trí…), tự chăm sóc, sử dụng dụng cụ trong sinh hoạt hàng ngày (chuẩn bị bữa ăn, đóng mở cửa, ngăn kéo, bật tắt các thiết bị điện,…)
  • Ngôn ngữ trị liệu: Tập nhai, nuốt, phát âm, điều chỉnh ăn uống, kỹ thuật bù trừ.

Các bài tập trên có thể giúp cải thiện khả năng hô hấp, giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tim mạch.

  • Điều chỉnh lối sống:
  •  Ngừng hút thuốc: Hút thuốc làm tổn thương phổi và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, do đó các biện pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc thư giãn tâm lý sẽ rất có ích.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ tốt giúp cơ thể hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch. Ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày.
  • Tư vấn và hỗ trợ tâm lý: Thông thường người bệnh thường lo âu, trầm cảm do các triệu chứng của bệnh, hậu quả của bệnh, mặc cảm từ xã hội. Vì vậy, cần giải thích cho người bệnh hiểu để họ yên tâm điều trị. Phối hợp với bác sĩ chuyên ngành sức khỏe tâm thần để điều trị cho người bệnh khi cần thiết.
  1. Lời khuyên chung và lưu ý
  • Sử dụng thuốc đúng cách: Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Chế độ dinh dưỡng, luyện tập và lối sống cùng với thuốc điều trị đặc hiệu đóng vai trò then chốt cho kết quả điều trị. 
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Kiểm tra định kỳ và liên hệ bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.
  • Tuân thủ tiêm chủng vắc xin phòng chống bệnh lao (BCG) theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để tránh những thể lao nặng. BCG có hiệu quả từ 70 đến 80 phần trăm đối với tất cả các dạng bệnh lao khi được tiêm lúc sinh cho trẻ sơ sinh chưa từng nhiễm vi khuẩn lao.
  • Hạn chế giao tiếp trực tiếp với người khác trong giai đoạn còn lây

 

Trên đây là bài viết “ Người bị lao phổi nên ăn uống và tập luyện như thế nào?”. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi. Nếu như thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để nhiều người có thể tiếp cận được thông tin này hơn nhé!

Tài liệu tham khảo:

1.Bộ y tế Việt Nam 2024: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-162-QD-BYT-2024-tai-lieu-Huong-dan-Chan-doan-dieu-tri-va-du-phong-benh-Lao-596460.aspx

2.WHO: Nutritional care and support for patients with tuberculosis. https://iris.who.int/bitstream/handle/10665/94836/9789241506410_eng.pdf

3.Uptodate: Prevention of tuberculosis: BCG immunization and nutritional supplementation. https://www.uptodate.com/contents/prevention-of-tuberculosis-bcg-immunization-and-nutritional-supplementation

4.Scientific research: von Reyn CF. Correcting the record on BCG before we license new vaccines against tuberculosis. J R Soc Med 2017; 110:428.

PULMONARY TUBERCULOSIS

Dr. Nguyen Thi Thuy Vi

 

Tuberculosis is an infectious disease that seriously affects the lives, health, and psychology of many people. Nowadays, an increasing number of people with tuberculosis are concerned about nutrition and exercise regimens. To find answers, we at Ngoc Minh Polyclinic would like to provide you with the following article.

 

  1. What is pulmonary tuberculosis?

Tuberculosis is an infectious disease caused by the tuberculosis bacterium (Mycobacterium tuberculosis). Tuberculosis can occur in all parts of the body, with pulmonary tuberculosis being the most common form (accounting for 80-85% of cases) and the main source of transmission to others. Common symptoms in people with pulmonary tuberculosis include coughing lasting over 2 weeks, coughing up blood, weight loss, fatigue, fever in the afternoon… If not diagnosed and treated promptly, it can lead to serious complications such as bronchiectasis, pneumonia, hemoptysis, respiratory failure, and even death.

 

  1. Causes of pulmonary tuberculosis

Tuberculosis bacteria can be spread when a person with pulmonary tuberculosis coughs, speaks, sneezes, or spits, and can be transmitted to others through respiratory routes. After infection, tuberculosis bacteria can spread through blood or lymph to other internal organs in the patient’s body and cause tuberculosis there.

Effective treatment of pulmonary tuberculosis requires not only medication but also appropriate adjustments to nutrition, exercise, and lifestyle.

  1. Diet for pulmonary tuberculosis patients

Pulmonary tuberculosis exacerbates malnutrition, and conversely, malnutrition weakens the immune system, increasing the risk of latent tuberculosis becoming active. Tuberculosis patients often experience weight loss due to various factors such as poor eating, nausea, and metabolic disorders. A low BMI <18.5 kg/m2 and weight loss increase the risk of death and tuberculosis recurrence, and may also be signs of poor response to treatment or the presence of other concurrent diseases. Therefore, developing a nutritional regimen plays an extremely important role in the effectiveness of disease treatment and improving patients’ health. Here are some of our recommendations:

  • Higher nutritional needs: Tuberculosis patients are often malnourished because the infection increases energy needs and affects food absorption and digestion.

o Protein: Helps restore muscles and supports the immune system. Protein-rich sources include lean meat (chicken, duck, pork, beef, etc.), fish, beans, eggs, and milk.

o Vitamins and minerals: Vitamins C, A, and minerals such as zinc and iron help boost immunity. Fruits (bananas, apples, oranges, grapes, etc.), vegetables (sweet potato, kale, lettuce, Malabar spinach, carrots, sweet potatoes, radishes, etc.) are good sources.

o Energy and fat: Need to provide enough energy from carbohydrates (rice, potatoes, corn) and fat from vegetable oils (olive oil, peanut oil, nuts), butter, avocados.

o Fiber and water: Ensure the digestive system works well, avoid constipation, and maintain hydration. Drink enough water 1.5-2 liters/day. Supplement with nuts (pumpkin seeds, sunflower seeds, walnuts, cashews, almonds, etc.)

  1. Exercise regimen for pulmonary tuberculosis patients

Besides a proper diet, exercise also plays a key role for pulmonary tuberculosis patients. Patients may experience decreased muscle strength and fatigue due to the disease and treatment medications. Therefore, rehabilitation for pulmonary tuberculosis patients is initiated early in the acute phase. Avoid overly strenuous exercises, and monitor the body’s reactions to adjust the intensity appropriately. Here are some recommendations we would like to share:

  • Breathing techniques: Practice diaphragmatic breathing, breathing with devices like balloons, Spirometer.
  • Muscle relaxation techniques: Rib stretching, area massage, wall ladder exercises, pulley exercises, infrared therapy.
  • Respiratory muscle training: Resistance breathing, inhaler devices, support belts.
  • Peripheral muscle strength training: Exercise with equipment or free weights, cycling, treadmill, bed exercises, standing, walking.
  • Sputum clearance techniques: Postural drainage, chest percussion and vibration, cough training.
  • Occupational therapy: Practice daily living activities (eating, bathing, hygiene, recreation…), self-care, using tools in daily life (preparing meals, opening and closing doors, drawers, turning on and off electrical devices…)
  • Speech therapy: Practice chewing, swallowing, pronunciation, adjusting eating habits, compensatory techniques.

These exercises can help improve respiratory capacity, reduce stress, and enhance cardiovascular health.

  • Lifestyle adjustments:
  • Quit smoking: Smoking damages the lungs and makes the disease more severe.
  • Reduce stress: Prolonged stress can negatively affect the immune system, so stress reduction measures like meditation, yoga, or psychological relaxation will be very beneficial.
  • Get enough sleep: Good sleep helps the body recover and strengthen the immune system. Get at least 6 hours of sleep every day.
  • Psychological counseling and support: Typically, patients often experience anxiety and depression due to disease symptoms, consequences, and social stigma. Therefore, it is necessary to explain to patients for their peace of mind during treatment. Collaborate with mental health specialists to treat patients when necessary.
  1. General advice and notes
  • Use medication correctly: Strictly adhere to the doctor’s treatment regimen to avoid drug resistance.
  • Diet, exercise regimen, and lifestyle along with specific treatment medications play a crucial role in treatment outcomes.
  • Regular health monitoring: Have periodic check-ups and contact your doctor if there are unusual symptoms.
  • Comply with BCG vaccination according to the national expanded immunization program to prevent severe forms of tuberculosis. BCG is 70 to 80 percent effective against all forms of tuberculosis when given at birth to newborns who have never been infected with tuberculosis bacteria.
  • Limit direct contact with others during the contagious phase

Above is the article “What should people with pulmonary tuberculosis eat and how should they exercise’’. We hope the article has provided you with answers to your questions. If you find the article useful, please share it with friends and family so that more people can access this information!

References:

  1. Vietnam Ministry of Health 2024: Guidelines for diagnosis, treatment, and prevention of tuberculosis. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-162-QD-BYT-2024-tai-lieu-Huong-dan-Chan-doan-dieu-tri-va-du-phong-benh-Lao-596460.aspx
  2. WHO: Nutritional care and support for patients with tuberculosis. https://iris.who.int/bitstream/handle/10665/94836/9789241506410_eng.pdf
  3. Uptodate: Prevention of tuberculosis: BCG immunization and nutritional supplementation. https://www.uptodate.com/contents/prevention-of-tuberculosis-bcg-immunization-and-nutritional-supplementation
  4. Scientific research: von Reyn CF. Correcting the record on BCG before we license new vaccines against tuberculosis. J R Soc Med 2017; 110:428.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo