VIÊM PHẾ QUẢN CẤP VÀ MẠN
-
Viêm phế quản là gì? là tình trạng viêm của niêm mạc phế quản, ống dẫn khí trong phổi; gồm hai loại: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn.
- Viêm phế quản cấp: xuất hiện sau cảm lạnh hoặc cúm, bệnh kéo dài từ vài ngày đến dưới 3 tuần và thường tự khỏi.
- Viêm phế quản mạn: tăng tiết đàm mạn tính, bệnh kéo dài nhiều tháng nhiều năm, có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn.
-
Nguyên nhân và triệu chứng
- Viêm phế quản cấp: do vi-rút (85-95%), vi khuẩn, khói bụi hoặc hóa chất gây kích ứng.
- Viêm phế quản mạn: chủ yếu do hút thuốc lá, khí bụi như bụi gỗ, than, amiang…
-
Triệu chứng
- Mệt mỏi và sốt nhẹ, ớn lạnh, đau đầu có thể gặp trong viêm phế quản cấp
- Ho khan, ho có đờm (đờm có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh)
- Khó thở, cảm thấy tức ngực, khò khè.
- Khàn tiếng, đau họng, sổ mũi.
- Buồn nôn, nôn ói
-
Điều trị
Viêm phế quản cấp: thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt, nhưng cần chăm sóc để giảm triệu chứng:
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước 1,5 – 2 lít/ngày (khoảng 8 ly nước), ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng từ cá, thịt, trừng; thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất vitamin C, kẽm như nước ép trái cây, cải …; các loại thức uống ấm như trà thảo mộc, nước chanh mật ong cũng có thể làm dịu cổ họng và giảm ho.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, thiền
- Sử dụng máy làm ẩm không khí: giảm các triệu chứng này và làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn
- Thuốc giảm ho và thuốc long đờm: cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Kháng sinh: không được tự ý sử dụng kháng sinh.
- Tránh khói thuốc và khí, bụi.
Viêm phế quản mạn: không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát bằng cách:
- Ngừng hút thuốc
- Dùng thuốc giãn phế quản dạng xịt
- Tập luyện hô hấp: Các bài tập giúp tăng cường chức năng phổi và kiểm soát hô hấp như hít thở sâu, thở chúm môi
- Sử dụng oxy (nếu cần): ở các giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể cần hỗ trợ oxy.
-
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Ho kéo dài trên 3 tuần (viêm phế quản cấp) hoặc triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sốt cao không giảm dù đã dùng thuốc.
- Khó thở nhiều, đau ngực, hoặc ho ra máu.
- Có tiền sử bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
-
Phòng ngừa
- Tránh tiếp xúc với người bệnh: Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách để tránh lây nhiễm.
- Tiêm phòng cúm, phế cầu
- Ngưng hút thuốc, không tiếp xúc môi trường có khói thuốc lá
- Rửa tay thường xuyên
ACUTE AND CHRONIC BRONCHITIS
1. What is Bronchitis?
Bronchitis is the inflammation of the bronchial mucosa, the airways in the lungs. There are two types: acute bronchitis and chronic bronchitis.
- Acute bronchitis: Typically occurs after a cold or flu, it lasts from a few days to under 3 weeks and usually resolves on its own.
- Chronic bronchitis: Involves chronic mucus secretion, it lasts months or years and can cause permanent lung damage.
2. Causes and Symptoms
- Acute bronchitis: Caused by viruses (85-95%), bacteria, dust, or chemical irritants.
- Chronic bronchitis: Mainly caused by smoking and exposure to dust such as wood dust, coal, asbestos, etc.
3. Symptoms
- Fatigue and mild fever, chills, headache in acute bronchitis
- Dry or productive cough (sputum may be white, yellow, or green).
- Breathlessness, chest tightness, and wheezing. .
- Hoarseness, sore throat, runny nose.
- Nausea, vomitting
4. Treatment
Acute bronchitis: Often resolves on its own without special treatment but requires symptom relief:
- Rest and drink plenty of water 1.5 – 2 liters/day (about 8 glasses of water), eat nutritious foods, rich in zinc from fish, meat, eggs; foods rich in vitamins, minerals vitamin C such as fruit juice, cabbage …; warm drinks such as herbal tea, honey lemon water can also soothe the throat and reduce cough.
- Gentle exercise: walking, yoga, meditation, use of a humidifier: Helps alleviate symptoms and makes you feel more comfortable.
- Cough suppressants and expectorants: Consult a doctor or pharmacist.
- Antibiotics: Should not be used without medical advice.
- Avoid smoke, dust, and irritants.
Chronic bronchitis: Cannot be fully cured but can be managed by:
- Quitting smoking.
- Using bronchodilators (inhalers).
- Respiratory training: Exercises to improve lung function and respiratory control such as deep breathing, pursed lip breathing
- Oxygen therapy (if needed): In severe stages, patients may require oxygen support.
5. When to See a Doctor
- A cough lasting more than 3 weeks (acute bronchitis) or worsening symptoms.
- Persistent high fever despite taking medication.
- Severe shortness of breath, chest pain, or coughing up blood.
- A history of underlying conditions such as asthma or chronic obstructive pulmonary disease (COPD).
6. Prevention
- Avoid contact with infected individuals: Wear masks and maintain distance to prevent infection.
- Get the flu vaccine.
- Quit smoking, and avoid environments with cigarette smoke.
- Wash hands regularly.