VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

1.Viêm khớp dạng thấp (VKDT)?

là bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô của khớp gây viêm, sưng đau, mất chức năng khớp. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tổn thương và biến dạng khớp vĩnh viễn.

2. Nguyên nhân

chưa rõ nhưng có thể do sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường và miễn dịch như:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh VKDT cao gấp 2-3 lần so với nam giới.
  • Di truyền: Người thân trong gia đình mắc VKDT.
  • Tuổi: thường xuất hiện tuổi trung niên.
  • Yếu tố môi trường: Hút thuốc lá, tiếp xúc amiăng và silica.
  • Nhiễm trùng: như vi khuẩn gây viêm nha chu, vi-rút Epstein-Barr, Rubella

3. Triệu chứng

  • Đau và sưng khớp  nhỏ như khớp ngón tay, bàn ngón, cổ tay, mắt cá chân.
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức.
  • Cứng khớp buổi sáng: kéo dài hơn một giờ sau khi thức dậy.
  • Sốt nhẹ, triệu chứng cảm cúm.
  • Ở giai đoạn tiến triển: biến dạng khớp, làm mất chức năng vận động của khớp, tổn thương phổi, tim mạch, và mắt.

4. Tự quản lý và chăm sóc tại nhà

  • Bảo vệ khớp:
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ bằng nẹp khớp hoặc găng tay giúp bảo vệ khớp.
  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Thay đổi thói quen vận động: tránh mang vác nặng, động tác sai tư thế
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn 30 phút mỗi ngày: đi bộ, bơi lội hoặc yoga
  • Chườm lạnh giảm sưng viêm, chườm nóng giảm cứng khớp.
  • Kiểm soát cân nặng
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ăn uống cân đối, tăng cường các thực phẩm giàu omega-3 (như cá hồi, cá thu, hạt óc chó, hạt chia); ăn nhiều trái cây, rau củ
  • Hạn chế ác loại thức ăn chế biến sẵn, đường và chất béo bão hòa.
  • Giảm muối < 5 gram tương đương 1 muỗng cà phê
  • Tự theo dõi triệu chứng: ghi chép triệu chứng, phát hiện dấu hiệu xấu hơn (đau, sung, đỏ nhiều hơn, kéo dài hơn
  1. Phương pháp điều trị chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tổn thương khớp.
  • Điều trị bằng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen hoặc Naproxen có thể giúp giảm đau và sưng viêm khớp.
  • Methotrexate: Kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa tổn thương khớp.
  • Thuốc sinh học như Etanercept và Adalimumab giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, kiểm soát tình trạng viêm.
  • Corticosteroid: giảm viêm, nhưng không nên sử dụng lâu dài do tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Vật lý trị liệu giúp duy trì chức năng vận động và sức mạnh của khớp bằng các bài tập nhẹ nhàng, các thiết bị hỗ trợ như nẹp khớp giúp giảm tải trọng cho khớp bị viêm.
  • Phẫu thuật thay khớp, sửa chữa hoặc loại bỏ sụn và mô khớp bị tổn thương, khi các khớp bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi.

6. Khi nào cần gặp bác sĩ?

nên thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết, hoặc có triệu chứng:

  • Đau khớp ngày càng nặng hơn, không đáp ứng với thuốc giảm đau.
  • Sốt cao hoặc triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Khó thở hoặc đau ngực, có thể biến chứng ở tim và phổi.
  1. Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh:
    • Ngưng hút thuốc lá 
    • Tránh nhiễm trùng: tiêm chủng và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng
  • Duy trì cân nặng lý tưởng

RHEUMATOID ARTHRITIS

 

  1. Rheumatoid arthritis (RA): is an autoimmune disease in which the immune system attacks the joint tissues, causing inflammation, pain, swelling, and loss of joint function. If left untreated, the disease can cause permanent joint damage and deformity.

2.The cause is unknown but may result from a combination of genetic, environmental, and immune factors such as:

  • Gender: Women are 2-3 times more likely to develop RA than men.
  • Genetics: Relatives of RA patients have a higher risk.
  • Age: It usually occurs in middle age.
  • Environmental factors: Smoking, exposure to asbestos and silica.
  • Infections: Such as bacteria causing periodontitis, Epstein-Barr virus, Rubella.
  1. Symptoms 
    • Joint pain and swelling: Often affects small joints such as fingers, toes, wrists, and ankles.
  • Fatigue or exhaustion.
  • Morning stiffness: Lasting more than an hour after waking up.
  • Mild fever, flu-like symptoms.
  • In advanced stages: Joint deformity, loss of joint function, and damage to the lungs, heart, and eyes.
  1. Self-management and home care
  • Joint protection: 
  • Use support devices like splints or gloves to protect the joints.
  • Rest adequately.
  • Modify exercise habits: Avoid carrying heavy loads or performing incorrect postures.
    • Gentle exercise: Regular, light exercise for 30 minutes a day, such as walking, swimming, or yoga.
    • Cold compresses reduce swelling and inflammation, while hot compresses alleviate joint stiffness.
  • Weight control.
  • Healthy diet:
  • Eat a balanced diet, increase intake of omega-3 rich foods (e.g., salmon, mackerel, walnuts, chia seeds); eat plenty of fruits and vegetables.
  • Limit processed foods, sugars, and saturated fats.
  • Reduce salt intake to < 5 grams, equivalent to 1 teaspoon.
  • Self-monitor symptoms: Record symptoms and detect worsening signs (increased pain, swelling, redness, longer-lasting symptoms).

5. Treatment methods cannot completely cure the disease, but they can control symptoms and prevent joint damage.

  • Medical treatment under a doctor’s guidance:

 Non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs): Ibuprofen or Naproxen can help reduce joint pain and inflammation.

    • Methotrexate: Controls inflammation and prevents joint damage.
    • Biologic drugs: Such as Etanercept and Adalimumab help regulate the immune system and control inflammation.
  • Corticosteroids: Reduce inflammation but should not be used long-term due to serious side effects.
  • Physical therapy: Helps maintain joint function and strength through gentle exercises; support devices like splints reduce stress on inflamed joints.
  • Surgery: Joint replacement, repair, or removal of damaged cartilage and joint tissues may be necessary when joints are severely damaged beyond recovery.

6. When to see a doctor?  Regularly consult your doctor to check your condition and adjust the treatment plan as necessary, or if you experience:

  • Worsening joint pain that doesn’t respond to pain relief medications.
  • High fever or systemic symptoms such as fatigue or unexplained weight loss.
  • Difficulty breathing or chest pain, which could indicate complications in the heart or lungs.

7. Preventing rheumatoid arthritis can help reduce the risk of developing the disease:

  • Quit smoking.
    • Avoid infections: Get vaccinated and protect yourself from infections.
  • Maintain an ideal weight.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo