CHĂM SÓC BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CHĂM SÓC BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Giới thiệu

Bệnh đái tháo đường (Tiểu đường) đi kèm với nhiều thách thức, và một trong những mối bận tâm chính là “bàn chân đái tháo đường”. Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị các biến chứng về chân và nhiều hệ cơ quan khác (mạch máu, tim, thận, thần kinh) và nếu không được giáo dục và được quản lý đúng cách, những biến chứng lâu dài có thể xảy ra. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu các biến chứng chân do tiểu đường, nguyên nhân chúng xảy ra và cách chăm sóc đôi chân để ngăn ngừa các hậu quả tiếp theo.

Bệnh đái tháo đường và “Bàn chân đái tháo đường” là gì?

Bệnh đái tháo đường là tình trạng khi mức đường trong máu của bạn quá cao hoặc không được kiểm soát tốt, điều này có thể gây tổn hại đến các hệ cơ quan khác nhau của cơ thể theo thời gian. Một vị trí phổ biến và thường gặp chính là bàn chân của người bệnh.

“Bàn chân đái tháo đường” xảy ra khi bệnh đái tháo đường có biến chứng lên mạch máu và thần kinh của bạn. Điều này có thể dẫn đến máu nuôi kém và tổn thương thần kinh, làm cho bạn khó cảm nhận được đau hoặc các cảm giác khác ở chân. Do đó, bạn có thể không nhận ra các vết thương như vết cắt, vết xước, lở loét hoặc mụn nước, bóng nước ở chân và chúng có thể dần trở nên nghiêm trọng hơn và gây nhiễm trùng.

Tại sao tôi bị các biến chứng về chân?

Như đã nói ở trên, “Bàn chân đái tháo đường” thường bắt đầu giảm máu nuôi do biến chứng xơ vữa mạch máu hoặc tổn thương thần kinh (gọi là bệnh lý thần kinh do đái tháo đường). Theo thời gian, tuần hoàn kém làm cho việc chữa lành các vết thương nhỏ trên chân trở nên khó khăn. Nếu một vết cắt hoặc vết loét không được chăm sóc đúng cách, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét hoặc thậm chí hoại tử (mô chết), biến chứng này có thể phải phẫu thuật cắt bỏ mô chết hoặc trong trường hợp nặng nề hơn là cắt bỏ chi (đoạn chi).

3.1 Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển các biến chứng chân do đái tháo đường:

Đường huyết không được kiểm soát tốt trong thời gian dài.

Tổn thương thần kinh (bệnh lý thần kinh do đái tháo đường) làm giảm cảm giác ở chân.

Nhiễm trùng hoặc vết thương hở trên chân.

Mang giày chật hoặc không thoải mái, có thể gây mụn nước hoặc vết loét.

Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ảnh hưởng đến quá trình xơ vữa mạch máu làm giảm lưu lượng máu đến các chi (hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì,…)

Bệnh thận hoặc các bệnh lý khác làm tăng mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến đái tháo đường đường.

Làm thế nào để kiểm tra nếu tôi có biến chứng ở chân và tôi có thể làm gì để chăm sóc đôi chân của mình?

4.1 Tự kiểm tra để phát hiện biến chứng là rất quan trọng. 

Dưới đây là cách bạn có thể kiểm tra các vấn đề về chân:

Kiểm tra hàng ngày: Hãy quan sát đôi chân của bạn mỗi ngày để phát hiện các vết cắt, mụn nước, đỏ, sưng hoặc bất kỳ vết lạ nào. Dùng gương để nhìn thấy lòng bàn chân nếu cần.

Kiểm tra sự mất cảm giác: Nhẹ nhàng chạm vào các phần khác nhau của bàn chân để xem bạn có cảm giác hay không. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự tê liệt hoặc cảm giác kim châm nào, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh.

Theo dõi sưng hoặc cảm giác ấm nóng: Kiểm tra xem có phần nào của bàn chân bị sưng hoặc ấm nóng hơn bình thường không, vì điều này có thể chỉ ra vị trí nhiễm trùng.

4.2 Để chăm sóc đôi chân của bạn, hãy thực hiện theo các bước đơn giản sau:

  • Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Lau khô cẩn thận, đặc biệt là giữa các ngón chân. Hãy cẩn thận và tỉ mỉ vì thậm chí một vết thương nhỏ cũng có thể hệ quả nặng nề về sau.
  • Dưỡng ẩm chân để ngăn ngừa khô da, nhưng tránh bôi kem giữa các ngón chân vì nó có thể gây nhiễm trùng.
  • Cắt móng chân và giữ vệ sinh cẩn thận để tránh móng mọc ngược. Cắt móng thẳng ngang và giũa cạnh móng.
  • Mang giày vừa chân, thoải mái và không gây mụn nước hoặc vết loét. Tránh đi chân trần, ngay cả khi ở trong nhà, để tránh chấn thương.
  • Đi tất sạch, khô và thay tất hàng ngày để tránh tích tụ độ ẩm.
  • Luôn kiểm tra giày trước khi mang để đảm bảo không có vật nhỏ hoặc điểm gồ ghề bên trong.
  • Bỏ thuốc lá vì hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến đôi chân.
  • Kiểm soát mức đường huyết của bạn thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ.

Bằng cách thực hiện những bước này và thường xuyên kiểm tra chân, bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng và giữ đôi chân khỏe mạnh.

Trong trường hợp bạn đang bị thương ở bàn chân, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các bước trên và chăm sóc vết thương cẩn thận, làm sạch nhẹ nhàng và băng bó bằng băng vô trùng.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, chẳng hạn như đỏ, sưng, mủ hoặc nếu một vết loét không lành, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn càng sớm càng tốt. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn.

 

Diabetic Foot Complications

Dr . Le Phuoc Thinh

  1. Introduction

Living with diabetes comes with several challenges, and one important area of concern is taking care of your feet. People with diabetes are at higher risk of developing foot complications, which can lead to serious problems if not managed properly. This article will guide you on what diabetic foot complications are, why they occur, and how to take care of your feet to prevent further consequences.

  1. What is Diabetes and Foot Complications?

Diabetes is a condition where your blood sugar (glucose) levels are too high or poorly controlled, which can damage different parts of your body over time. One common area affected is the lower extremities: your feet.

Foot complications occur when diabetes affects your blood vessels and nerves. This can lead to poor circulation (blood flow) and nerve damage, making it difficult for you to feel pain or other sensations in your feet. Because of this, you might not notice injuries like cuts, sores, or blisters, which can then get worse and cause infections.

  1. Why am I Suffering from Foot Complications?

The process of diabetic foot complications usually starts with poor blood flow or nerve damage (called diabetic neuropathy). Over time, poor circulation can make it difficult for your feet to heal from minor injuries. If a cut or sore doesn’t heal properly, it can lead to infections, ulcers (open sores), or even gangrene (dead tissue), which may require surgery or, in severe cases, amputation.

3.1 Here are some risk factors that increase your chances of developing diabetic foot complications:

Poorly controlled blood sugar over a long period of time.

Nerve damage (diabetic neuropathy) that reduces feeling in your feet.

Infections or open wounds on your feet.

Smoking which reduces blood flow to your extremities.

Wearing tight or uncomfortable shoes that can cause blisters or sores.

Kidney disease or other conditions that can worsen diabetes-related issues.

  1. How to check if I have Foot Complications and What can I do to take care of my feet?

4.1 Checking your feet for complications is important. Here’s how you can check for signs of foot problems:

Daily checks: Look at your feet every day for cuts, blisters, redness, swelling, or any unusual spots. Use a mirror to see the bottoms of your feet if needed.

Numbness: Gently touch different parts of your feet to see if you can feel them. If you notice any numbness or tingling, it could be a sign of nerve damage.

Watching out for swelling or warmth: Check if any part of your foot is swollen or warmer (by hands) than usual, as this could indicate an infection.

If you notice any problems, it’s important to see your healthcare provider immediately.

4.2 To take care of your feet, follow these simple steps:

Wash your feet daily with warm water and mild soap. Dry them carefully, especially between the toes. Always be cautious as even a minor injury can lead to a worrysome infection later on.

Moisturize your feet to prevent dry skin, but avoid applying lotion between your toes as it can cause infections.

Trim your toenails carefully to avoid ingrown nails. Cut them straight across and file the edges.

Wear well-fitting shoes that are comfortable and don’t cause blisters or sores. Avoid walking barefoot, even indoors, to prevent injuries.

Wear clean, dry socks and change them daily to avoid moisture buildup.

Check your shoes before putting them on to make sure there are no small objects or rough spots inside.

Quit smoking if you smoke, as it reduces blood flow to your feet.

Control your blood sugar levels through diet, exercise, and medication as recommended by your doctor.

By following these steps and regularly checking your feet, you can prevent complications and keep your feet healthy.

In case of existed foot complications, we recommend you to apply the above steps plus manage your wounds with care, clean them gently and cover them with a sterile bandage. 

If you notice any signs of infection, such as redness, swelling, pus, or if a sore is not healing, contact your healthcare provider as soon as possible. Early treatment can prevent more serious problems.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo