CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ TẬP LUYỆN GIÚP CẢI THIỆN CUỘC SỐNG CHO BỆNH NHÂN SUY GIÁP
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cần thiết cho cơ thể, dẫn đến nhiều triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, và chậm tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện đều đặn có thể giúp cải thiện tình trạng này, giảm bớt triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Chế Độ Dinh Dưỡng Tối Ưu Cho Người Bệnh Suy Giáp
Tăng cường i-ốt: I-ốt là nguyên liệu quan trọng để tuyến giáp sản xuất hormone. Thiếu i-ốt có thể làm tình trạng suy giáp trầm trọng hơn, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, và táo bón. Việc bổ sung i-ốt qua chế độ ăn hàng ngày rất quan trọng.
- Nguồn thực phẩm giàu i-ốt: Muối i-ốt, hải sản (như tôm, cua, cá biển) và rong biển.
- Liều lượng khuyến nghị: Khoảng 150 microgram i-ốt mỗi ngày. Tương đương với 1/2 thìa cà phê muối i-ốt, 85g cá tuyết hoặc 170g tôm hoặc 1 miếng rong biển khô.
Bổ sung selen: Selen giúp chuyển hóa hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi tổn thương. Thiếu hụt selen có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của tuyến giáp.
- Nguồn thực phẩm giàu selen: Các loại hạt (đặc biệt là hạt Brazil, hạt điều, hạnh nhân), ngũ cốc nguyên hạt, thịt và cá.
- Liều lượng khuyến nghị: Khoảng 55 microgram mỗi ngày. Tương đương với 3-4 hạt Brazil hoặc 1/2 chén hạnh nhân, 1 chén gạo lứt hoặc 2 lát bánh mì nguyên cám.
Đảm bảo đủ sắt: Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, đặc biệt quan trọng với người bị suy giáp, vì thiếu máu sẽ làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi.
- Nguồn thực phẩm giàu sắt: Thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, rau lá xanh đậm, các loại đậu.
- Liều lượng khuyến nghị: Từ 8-18mg mỗi ngày, tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi. Tương đương với 85g thịt bò nạc hoặc 170g thịt gà, 1 chén đậu lăng nấu chín hoặc 1/2 chén rau bina nấu chín.
Bổ sung vitamin D: Vitamin D giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt và hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp, đặc biệt là trong việc phòng ngừa các bệnh tự miễn.
- Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá béo, lòng đỏ trứng, sữa bổ sung vitamin D.
- Liều lượng khuyến nghị: Khoảng 600 IU mỗi ngày. Tương đương với 85g cá hồi hoặc 3 lòng đỏ trứng, 1 ly sữa bổ sung vitamin D.
Đảm bảo đủ kẽm: Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa hormone tuyến giáp, vì vậy việc đảm bảo đủ kẽm rất cần thiết.
-
- Nguồn thực phẩm giàu kẽm: Thịt, hải sản (đặc biệt là hàu), các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và sữa.
- Liều lượng khuyến nghị: Từ 8-11mg mỗi ngày. Tương đương với 85g thịt bò, 170g thịt gà, 3 con hàu cỡ vừa, 1/2 chén hạt bí ngô hoặc 1 chén sữa chua.
Hạn chế chất ức chế tuyến giáp: Các chất ức chế tuyến giáp trong rau họ cải như bắp cải, cải xoăn có thể cản trở quá trình hấp thu i-ốt. Tuy nhiên, chỉ cần hạn chế khi ăn nhiều và nấu chín các loại rau này.
Tránh ăn quá nhiều chất xơ: Chất xơ có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị suy giáp. Do đó, cần uống thuốc cách xa bữa ăn giàu chất xơ khoảng 1-2 giờ.
Chia nhỏ bữa ăn: Việc ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đặc biệt khi suy giáp làm chậm quá trình tiêu hóa.
Phương Pháp Tập Luyện Hiệu Quả Giúp Cải Thiện Suy Giáp
- Bắt đầu từ từ và tăng dần cường độ: Suy giáp thường khiến người bệnh mệt mỏi và giảm sức chịu đựng, do đó, tập luyện nên bắt đầu từ từ, như đi bộ 15-20 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần cường độ.
- Lắng nghe cơ thể: Nghe cơ thể để tránh tập luyện quá sức, đặc biệt khi cảm thấy mệt mỏi hoặc đau nhức. Nghỉ ngơi đầy đủ giúp tránh chấn thương.
- Duy trì tập luyện đều đặn: Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường trao đổi chất, giảm cân, cải thiện năng lượng và tâm trạng. Nên tập ít nhất 3-4 lần mỗi tuần để duy trì sức khỏe.
Bí Quyết Chăm Sóc Toàn Diện Để Duy Trì Cuộc Sống Khỏe Mạnh
- Uống thuốc đều đặn và khám định kỳ: Việc uống thuốc theo đúng chỉ định và khám định kỳ rất quan trọng để kiểm soát tốt tình trạng suy giáp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc. Khám định kỳ để theo dõi chức năng tuyến giáp và điều chỉnh liều thuốc khi cần thiết.
-
- Giữ ấm và giảm stress: Suy giáp có thể làm giảm tuần hoàn máu và gây cảm giác lạnh. Hãy giữ ấm cơ thể và giảm stress bằng cách tập yoga, thiền hoặc nghe nhạc. Mặc đủ ấm, đặc biệt là trong mùa lạnh.
- Báo cáo triệu chứng bất thường: Liên hệ với bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, tăng cân nhanh, táo bón, da khô hoặc rụng tóc nhiều.
Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Dành Cho Bệnh Nhân Suy Giáp
Phụ nữ suy giáp hoàn toàn có thể mang thai, nhưng cần điều chỉnh liều hormone tuyến giáp trong suốt thai kỳ. Các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nồng độ hormone của bệnh nhân để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý và thói quen tập luyện đều đặn sẽ giúp bệnh nhân suy giáp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nutrition and Exercise to Improve Life for Hypothyroidism Patients
Hypothyroidism is a condition in which the thyroid gland does not produce enough hormones needed by the body, leading to symptoms such as fatigue, weight gain, and slow digestion. This significantly affects quality of life, causing difficulties in daily activities. However, following a healthy diet and regular exercise can help improve this condition, alleviate symptoms, and boost overall health.
Optimal Nutrition for Hypothyroidism Patients
Increase Iodine Intake: Iodine is essential for the thyroid to produce hormones. An iodine deficiency can worsen hypothyroidism, leading to symptoms like fatigue, weight gain, and constipation. Supplementing iodine through a daily diet is crucial.
- Sources of iodine-rich foods: Iodized salt, seafood (such as shrimp, crab, sea fish), and seaweed.
- Recommended daily intake: Around 150 micrograms of iodine. This is equivalent to 1/2 teaspoon of iodized salt, 85g of cod, 170g of shrimp, or one piece of dried seaweed.
Supplement Selenium: Selenium aids in the metabolism of thyroid hormones and protects the thyroid from damage. A lack of selenium can negatively affect thyroid function.
- Sources of selenium-rich foods: Nuts (especially Brazil nuts, cashews, almonds), whole grains, meat, and fish.
- Recommended daily intake: Around 55 micrograms. This is equivalent to 3-4 Brazil nuts, 1/2 cup of almonds, 1 cup of brown rice, or 2 slices of whole grain bread.
Ensure Adequate Iron: Iron helps prevent anemia, which is particularly important for hypothyroid patients, as anemia can worsen fatigue.
- Sources of iron-rich foods: Red meat, poultry, fish, dark leafy greens, and legumes.
- Recommended daily intake: 8-18 mg per day, depending on age and gender. This is equivalent to 85g of lean beef, 170g of chicken, 1 cup of cooked lentils, or 1/2 cup of cooked spinach.
Increase Vitamin D Intake: Vitamin D supports immune function and thyroid health, especially in preventing autoimmune thyroid diseases.
- Sources of vitamin D-rich foods: Fatty fish, egg yolks, and fortified milk.
- Recommended daily intake: Around 600 IU. This is equivalent to 85g of salmon, 3 egg yolks, or 1 cup of vitamin D-fortified milk.
Ensure Sufficient Zinc: Zinc plays a role in the synthesizing and metabolizing thyroid hormones, making it essential for thyroid health.
- Sources of zinc-rich foods: Meat, seafood (especially oysters), nuts, whole grains, and dairy.
- Recommended daily intake: 8-11 mg per day. This equals 85g of beef, 170g of chicken, 3 medium-sized oysters, 1/2 cup of pumpkin seeds, or 1 cup of yogurt.
Limit Goitrogenic Foods: Goitrogenic substances in cruciferous vegetables like cabbage and kale can interfere with iodine absorption. However, these foods only need to be limited when consumed in large quantities and should be cooked before eating.
Avoid Excess Fiber: Too much fiber can reduce the absorption of thyroid medication. It is recommended to take medication 1-2 hours apart from high-fiber meals.
Eat Smaller, Frequent Meals: Eating smaller, frequent meals helps the body absorb nutrients more effectively, especially when hypothyroidism slows down digestion.
Effective Exercise for Improving Hypothyroidism
- Start Slowly and Gradually Increase intensity: Hypothyroidism often causes fatigue and reduced endurance, so it’s important to start slowly, such as walking for 15-20 minutes daily, and gradually increase the intensity.
- Listen to Your Body: Pay attention to your body to avoid over-exercising, especially if feeling fatigued or sore. Resting properly helps prevent injuries.
- Maintain Regular Exercise: Regular physical activity boosts metabolism, aids in weight loss, improves energy, and enhances mood. Aim to exercise at least 3-4 times per week to maintain overall health.
Tips for Comprehensive Care to Maintain a Healthy Life
- Take Medication Regularly and Attend Routine Checkups: Taking medication as prescribed and attending routine checkups are essential for controlling hypothyroidism and preventing serious complications. Strictly follow the doctor’s instructions regarding dosage and timing. Regular checkups are needed to monitor thyroid function and adjust medication as necessary.
- Stay Warm and Reduce Stress: Hypothyroidism can reduce blood circulation, causing feelings of cold. Keep warm and reduce stress through yoga, meditation, or listening to music. Dress warmly, especially in colder weather.
- Report Unusual Symptoms: Contact your doctor immediately if you experience unusual symptoms such as extreme fatigue, rapid weight gain, constipation, dry skin, or significant hair loss.
Important Considerations for Hypothyroidism Patients Who Want to Get Pregnant
Women with hypothyroidism can still become pregnant, but thyroid hormone levels must be adjusted during pregnancy. Doctors will closely monitor hormone levels to ensure the health of both the mother and the baby.
Maintaining a balanced diet and regular exercise routine can help hypothyroidism patients improve their health and quality of life. Always follow your doctor’s guidance and schedule regular health checkups for the best results.
Nguồn tham khảo:
- Shulhai, A.-M., Rotondo, R., Petraroli, M., Patianna, V., Predieri, B., Iughetti, L., Esposito, S., & Street, M. E. (2024). The role of nutrition on thyroid function. Nutrients, 16(15), 2496. https://doi.org/10.3390/nu16152496
- Duntas, L. H. (2023). Nutrition and thyroid disease. Current Opinion in Endocrinology & Diabetes and Obesity, 30(6), 324–329. https://doi.org/10.1097/MED.0000000000000831
- UpToDate. (2024). Patient education: Hypothyroidism (underactive thyroid) (The Basics). Retrieved September 30, 2024, from https://www.uptodate.com/