Bướu giáp là một tình trạng bệnh lý phổ biến liên quan đến tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa, cân nặng và năng lượng của cơ thể. Vì vậy, ngày càng có nhiều người mắc bệnh bướu giáp quan tâm đến các vấn đề chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập như thế nào? Để tìm câu trả lời, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh chúng tôi xin gởi đến bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Nhân tuyến giáp là gì?
Nhân tuyến giáp hay còn gọi là bướu giáp nhân/phình giáp hạt là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp, hình thành nên một hoặc nhiều nốt. Có nhiều loại nhân tuyến giáp gồm: Nhân keo, u nang tuyến giáp, các nốt viêm, bướu giáp đa nhân, cường giáp và ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết quan trọng hình dạng giống cánh bướm, nằm trước cổ, ngay bên dưới sụn giáp. Cấu trúc của tuyến giáp gồm hai phần chính là thùy trái và thùy phải, được nối với nhau bởi một phần gọi là eo giáp. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất các hormone giáp. Những hormone này đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa của cơ thể, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, tim mạch và nhiều chức năng sinh lý khác. Hầu hết các nốt tuyến giáp không có bất kỳ triệu chứng nào, có một vài nốt, hoặc nốt lớn, bạn có thể sờ hoặc nhìn thấy chúng. Khi các nốt bất thường có thể gây ra một số triệu chứng như khó nuốt, khó thở, khàn giọng, đau cổ. Nếu không được phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống hằng ngày, tâm lý bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh nhân tuyến giáp
Thiếu iốt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bướu giáp trên toàn thế giới, đặc biệt tại các khu vực thiếu iốt nhẹ và trung bình như Đan Mạch, nơi bướu cổ xuất hiện ở 15-22,6% dân số. Ở Hoa Kỳ, nơi không thiếu iốt, bướu giáp chủ yếu do bướu cổ đa nhân, viêm tuyến giáp tự miễn (bệnh Hashimoto) và basedow, đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi.
Các nguyên nhân khác bao gồm khối u giáp, viêm tuyến giáp và bệnh tuyến giáp thâm nhiễm.
Quản lý bướu giáp không chỉ cần dùng thuốc mà còn cần một chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Do đó, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, thực hiện các bài tập phù hợp và điều chỉnh lối sống trở nên cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm triệu chứng của bệnh. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bệnh nhân bướu giáp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bướu giáp nhân
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng tuyến giáp và giảm các triệu chứng của bệnh bướu giáp. Các nguyên tắc dinh dưỡng cần lưu ý bao gồm:
- Bổ sung đủ iốt: Iốt là yếu tố cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Bệnh nhân nên sử dụng muối iốt và tiêu thụ các thực phẩm giàu iốt như hải sản, rong biển và sữa. Tuy nhiên, cần tránh dư thừa iốt, đặc biệt với những người mắc bệnh cường giáp. Theo WHO lượng iốt cần thiết cho người lớn là 150 microgram/ngày, phụ nữ mang thai là 220 microgram/ngày, 1 gram muối ăn chứa khoảng 30 microgram iốt, 1 muỗng cà phê muối ăn tương đương 5 gram muối.
- Hạn chế thực phẩm goitrogenic: Một số thực phẩm như bắp cải, súp lơ, cải xoăn, đậu nành có thể cản trở chức năng tuyến giáp nếu tiêu thụ quá mức. Hạn chế các loại thực phẩm này, đặc biệt ở dạng sống, có thể giúp giảm gánh nặng cho tuyến giáp.
- Tăng cường selen và kẽm: Selen và kẽm là các khoáng chất quan trọng hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Các nguồn thực phẩm giàu selen bao gồm hải sản, hạt hạnh nhân, nấm, trong khi thịt gà, cá, và ngũ cốc nguyên hạt giàu kẽm.
- Bổ sung vitamin D và canxi: Bướu giáp, đặc biệt là cường giáp, có thể gây suy giảm mật độ xương. Do đó, bổ sung thực phẩm giàu vitamin D (cá hồi, cá chim, trứng, sữa tăng cường) và canxi (sữa, sữa chua, phô mai) rất quan trọng.
- Ăn đủ chất xơ: Chất xơ giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt quan trọng với bệnh nhân suy giáp dễ bị táo bón. Bổ sung rau xanh ( rau muống, rau cải, rau mồng tơi,…), hoa quả (cam, táo, bơ, chuối,…), và ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, gạo lứt, hạt kê, hạt bắp, các loại đậu,…) trong bữa ăn hàng ngày.
- Tránh caffeine và rượu: Caffeine và rượu có thể làm tăng triệu chứng hồi hộp, lo lắng ở bệnh nhân cường giáp. Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống này để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
- Chế độ luyện tập và lối sống cho bệnh nhân bướu giáp nhân
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, việc tập luyện và điều chỉnh lối sống cũng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ người bị bướu giáp nhân. Tập luyện đều đặn có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe chung, kiểm soát cân nặng và giảm mệt mỏi ở bệnh nhân bướu giáp. Tuy nhiên, cường độ và loại hình luyện tập cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người. Dưới đây là một số gợi ý:
- Bài tập aerobic nhẹ nhàng: Đi bộ, đạp xe nhẹ, bơi lội hoặc yoga là những bài tập tốt cho bệnh nhân bướu giáp. Các bài tập này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà không gây áp lực lớn lên cơ thể. Ít nhất 150 phút mỗi tuần (tương đương khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần).
- Tập luyện cường độ thấp đến trung bình: Với bệnh nhân suy giáp dễ mệt mỏi, nên chọn các bài tập cường độ nhẹ đến trung bình như giãn cơ, thái cực quyền hoặc thiền. Điều này giúp giảm căng thẳng và cải thiện năng lượng.
- Theo dõi nhịp tim: Bệnh nhân cường giáp cần chú ý tránh các bài tập cường độ cao có thể làm tăng nhịp tim quá mức. Nên theo dõi nhịp tim khi tập luyện và nghỉ ngơi khi cảm thấy khó chịu.
- Tập đều đặn, không quá sức: Tập thể dục đều đặn 3-5 lần mỗi tuần với thời gian từ 20-30 phút mỗi lần là lý tưởng. Không nên ép buộc bản thân tập quá sức, đặc biệt khi cảm thấy mệt mỏi.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu chương trình tập luyện, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng kế hoạch luyện tập an toàn và hiệu quả.
- Khám sức khỏe định kỳ: Tầm soát ung thư định kỳ là cách thức hiệu quả để phát hiện ra ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu. Nếu tiền sử gia đình từng mắc bệnh này thì người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ phát hiện bệnh sớm và lên phác đồ điều trị kịp thời. Thời gian tái khám phụ thuộc vào triệu chứng bệnh, thường sẽ 6 tháng/lần, nếu có nguy cơ ác tính có thể tái khám mỗi 1 đến 3 tháng/lần.
Chế độ dinh dưỡng và luyện tập đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và cải thiện tình trạng bướu giáp. Sự phối hợp giữa bác sĩ, chế độ ăn uống lành mạnh và các bài tập phù hợp sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và duy trì sức khỏe bền vững.
Trên đây là bài viết “Người bị bướu giáp nhân nên ăn uống và tập luyện như thế nào?”. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi. Nếu như thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để nhiều người có thể tiếp cận được thông tin này hơn nhé!
Tài liệu tham khảo:
1.Uptodate: Clinical presentation and evaluation of goiter in adults. https://www.uptodate.com/contents/clinical-presentation-and-evaluation-of-goiter-in-adults
2.Canadian Cancer Society: Beign thyroid nodules. https://cancer.ca/en/cancer-information/cancer-types/thyroid/what-is-thyroid-cancer/non-cancerous-conditions
3.Cleveland Clinic: Thyroid Nodules. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13121-thyroid-nodule
4.Johns Hopkins Medicine: Thyroid Nodules: When to Worry. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/thyroid-nodules-when-to-worry
- BƯỚU GIÁP NHÂN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ. https://umcclinic.com.vn/tin-tuc/y-hoc-thuong-thuc/buou-giap-nhan-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri
THYROID NODULES
Thyroid nodules are common growths on the thyroid gland that can affect metabolism, weight, and energy levels. As a result, many people with thyroid nodules are concerned about proper nutrition and exercise regimens. To provide answers, we at Ngoc Minh General Clinic would like to present you with the following article.
- What are thyroid nodules?
Thyroid nodules, also known as nodular goiters, are abnormal growths of thyroid cells that form one or more lumps. There are several types of thyroid nodules, including: Colloid nodules, thyroid cysts, inflammatory nodules, multinodular goiters, hyperthyroidism, and thyroid cancer. The thyroid is an important endocrine organ shaped like a butterfly, located in the front of the neck, just below the thyroid cartilage. The structure of the thyroid gland consists of two main parts: the left lobe and the right lobe, connected by a part called the isthmus. The main function of the thyroid gland is to produce thyroid hormones. These hormones play a vital role in regulating the body’s metabolism, as well as affecting the digestive system, cardiovascular system, and many other physiological functions.
Most thyroid nodules do not have any symptoms; you may be able to feel or see some nodules, especially larger ones. When nodules are abnormal, they can cause symptoms such as difficulty swallowing, difficulty breathing, hoarseness, neck pain, etc. If not detected and treated early, they can lead to complications that seriously affect health, quality of daily life, and patient psychology.
- Causes of thyroid nodules
Iodine deficiency is the most common cause of goiter worldwide, especially in areas with mild to moderate iodine deficiency such as Denmark, where goiter occurs in 15-22.6% of the population. In the United States, where iodine deficiency is not an issue, goiters are mainly due to multinodular goiters, autoimmune thyroiditis (Hashimoto’s disease), and Graves’ disease, particularly common in older adults.
Other causes include thyroid tumors, thyroiditis, and infiltrative thyroid disease.
Management of thyroid nodules requires not only medication but also a proper diet and exercise regimen. Therefore, maintaining a balanced diet, performing appropriate exercises, and adjusting lifestyle become extremely important in preventing and reducing symptoms of the disease. Below are guidelines to help patients with thyroid nodules improve their health and quality of life.
- Diet for patients with thyroid nodules
Diet plays an important role in supporting thyroid function and reducing symptoms of thyroid nodules. Nutritional principles to keep in mind include:
- Ensure sufficient iodine intake: Iodine is essential for the thyroid gland’s function. Patients should use iodized salt and consume iodine-rich foods such as seafood, seaweed, and dairy. However, excessive iodine should be avoided, especially for those with hyperthyroidism. According to the WHO, the required iodine intake for adults is 150 micrograms per day, and for pregnant women, it is 220 micrograms per day. One gram of table salt contains about 30 micrograms of iodine, and one teaspoon of table salt equals approximately 5 grams of salt.
- Limit goitrogenic foods: Some foods, such as cabbage, cauliflower, kale, and soybeans, may interfere with thyroid function if consumed in excess. Limiting these foods, especially in raw form, can help reduce the burden on the thyroid gland.
- Increase selenium and zinc: Selenium and zinc are important minerals that support thyroid function. Selenium-rich food sources include seafood, almonds, mushrooms, while chicken, fish, and whole grains are rich in zinc.
- Supplement with vitamin D and calcium: Thyroid nodules, particularly hyperthyroidism, can lead to decreased bone density. Therefore, including foods rich in vitamin D (salmon, mackerel, eggs, fortified milk) and calcium (milk, yogurt, cheese) is crucial.
- Consume enough fiber: Fiber helps maintain a healthy digestive system, which is especially important for hypothyroid patients who are prone to constipation. Include green vegetables (water spinach, mustard greens, spinach, etc.), fruits (oranges, apples, avocados, bananas, etc.), and whole grains (barley, brown rice, millet, corn, beans, etc.) in your daily meals.
- Avoid caffeine and alcohol: Caffeine and alcohol can exacerbate symptoms like palpitations and anxiety in hyperthyroid patients. Limiting the consumption of these beverages can help prevent worsening symptoms.”
- Exercise regimen and lifestyle for patients with thyroid nodules
In addition to a proper diet, exercise and lifestyle adjustments also play a key role in supporting people with thyroid nodules. Regular exercise can help improve overall health, control weight, and reduce fatigue in patients with thyroid nodules. However, the intensity and type of exercise need to be adjusted according to each person’s health condition. Here are some suggestions:
- Gentle aerobic exercise: Walking, light cycling, swimming, or yoga are good exercises for patients with thyroid nodules. These activities help improve cardiovascular health without putting too much stress on the body. Aim for at least 150 minutes per week (about 30 minutes a day, at least 5 days a week).
- Low to moderate-intensity exercise: For hypothyroid patients who are prone to fatigue, it is advisable to choose low to moderate-intensity exercises such as stretching, tai chi, or meditation. This helps reduce stress and improve energy levels.
- Monitor heart rate: Hyperthyroid patients should be cautious to avoid high-intensity exercises that may excessively increase heart rate. It’s important to monitor heart rate during workouts and rest if discomfort arises.
- Exercise regularly, without overexerting: Regular exercise 3-5 times a week for 20-30 minutes each session is ideal. Avoid pushing yourself too hard, especially when feeling fatigued.
- Consult with a doctor: Before starting an exercise program, patients should consult their doctor to create a safe and effective workout plan.
- Regular health check-ups: Regular cancer screenings are an effective way to detect early-stage thyroid cancer. If there is a family history of this condition, patients should have periodic health check-ups so that doctors can detect the disease early and establish a timely treatment plan. The frequency of follow-up appointments depends on the symptoms, usually every 6 months, and if there is a risk of malignancy, follow-up may be every 1 to 3 months.
The combination of doctor’s guidance, a healthy diet, and appropriate exercises will help patients better control the disease, improve quality of life, and maintain sustainable health.
Above is the article “What should people with thyroid nodules eat and how should they exercise?”. We hope the article above has given you answers to your questions. If you find the article useful, please share it with friends and family so that more people can access this information!
References:
- Uptodate: Clinical presentation and evaluation of goiter in adults. https://www.uptodate.com/contents/clinical-presentation-and-evaluation-of-goiter-in-adults
- Canadian Cancer Society: Benign thyroid nodules.
https://cancer.ca/en/cancer-information/cancer-types/thyroid/what-is-thyroid-cancer/non-cancerous-conditions - Cleveland Clinic: Thyroid Nodules.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13121-thyroid-nodule - Johns Hopkins Medicine: Thyroid Nodules: When to Worry. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/thyroid-nodules-when-to-worry
- THYROID NODULES: CAUSES, SYMPTOMS, DIAGNOSIS AND TREATMENT.
https://umcclinic.com.vn/tin-tuc/y-hoc-thuong-thuc/buou-giap-nhan-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri