CHĂM SÓC PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tàn tật trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh này đang gia tăng do dân số tăng và già hóa, cũng như sự gia tăng các yếu tố nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. Quá trình phục hồi sau đột quỵ có thể là giai đoạn rất khó khăn đối với người sống sót sau đột quỵ. Những tổn thương gây ra ở não trong quá trình đột quỵ có thể dẫn đến một số biến chứng về tinh thần và tâm lý, những thay đổi về mặt cảm xúc như trầm cảm, lo lắng, thờ ơ có thể cản trở quá trình phục hồi sau đột quỵ.

Quá trình phục hồi bắt đầu sớm sau đột quỵ và có thể mất nhiều năm để bệnh nhân đạt được sự phục hồi chức năng tối đa. Đòi hỏi người bệnh và gia đình phải kiên trì và tuần thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là những vấn đề cần lưu ý thường gặp khi chăm sóc một bệnh nhân đột quỵ: 

  • Hỗ trợ ngôn ngữ: bệnh nhân sau đột quỵ có thể mất khả năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói cũng như đọc, viết.Nhiều trường hợp khả năng tư duy của người bệnh không bị suy giảm, do đó người chăm sóc cần phải kiên nhẫn, an ủi để người bệnh được tham gia vào các tình huống, hoạt động thường ngày. Tình trạng này thường cải thiện trong những tuần đầu tiên hoặc có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
  • Hỗ trợ tinh thần: Người bị đột quỵ có thể xuất hiện trầm cảm theo nhiều cách khác nhau. Người bệnh có thể từ chối, bỏ bê việc uống thuốc, không có động lực thực hiện các bài tập vận động, dễ cáu kỉnh, thờ ơ. Vì vậy cần có sự động viên, kiên nhẫn từ phía người thân và gia đình. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu trầm cảm cần tìm kiến sự giúp đỡ và điều trị của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. 
  • Tự giáo dục bản thân: Thu thập thông tin để giúp người bệnh hiểu những gì đã xảy ra với bản thân và những gì cần làm tiếp theo. Người bệnh có thể tự tìm hiểu đột quỵ, những hậu quả của đột quỵ cũng như các phương pháp điều trị thông qua sách báo, tivi, từ bác sĩ hay tham dự các hội nhóm hỗ trợ đột quỵ… 
  • Chăm sóc da: Đối với người bệnh thường xuyên ở tư thế bất động, loét do nằm lâu là một vấn đề nghiêm trọng. Các vết loét thường xuất hiện ở khuỷu tay, mông, gót chân hoặc bả vai. Cần kiểm tra da hàng ngày, thoa kem lên những điểm mẩn đỏ, xoa bóp nhẹ nhàng giúp máu lưu thông. Thường xuyên xoay trở hay sử dụng gối để hỗ trợ cho bên chân hoặc tay bị liệt để ngăn ngừa loét do tỳ đè. 
  • Khuyến kích tập thể dục: Đột quỵ có thể gây suy yếu một bên cơ thể và thường ảnh hưởng tới khả năng chuyển động cũng như hoạt động thể chất của bệnh nhân. Nên khuyến kích bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ, đơn giản hàng ngày như đị bộ ngắn, quét nhà. Bên cạnh đó, thực hiện động tác di chuyển các bộ phận bên cơ thể yếu hoặc bị liệt khi ngồi hoặc nằm. Đi bộ, uốn cong và kéo giãn có thể giúp tăng cường sức mạnh và giữ cho cơ thể linh hoạt nên được thực hiện thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống: Dinh dưỡng hợp lý là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi và phòng ngừa đột quỵ. Một số lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh như sau: 
    • Ăn các thực phẩm có đủ tinh bột và chất xơ như đậu hà lan, các loại trái cây, rau, bánh mỳ nguyên cám, ngũ cốc..
    • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo ngọt, nước ngọt, bánh…
    • Hạn chế chất béo: Việc hấp thụ chất béo, đặc biệt là chất béo động vật bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol, là một yếu tố góp phần gây xơ vữa động mạch, có liên quan đến đột quỵ và bệnh tim mạch. 
    • Giảm muối (Natri): chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đây là yếu tố chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Bệnh nhân đột quỵ nên hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng muối hoặc natri cao như thịt xông khói, khoai tây chiên, bánh quy, hạt muối, pho mát, bữa tối đóng gói sẵn…
    • Hạn chế rượu: Đồ uống có cồn có nhiều calo và ít chất dinh dưỡng. Uống nhiều rượu có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng về thể chất và tinh thần và tăng nguy cơ cao huyết áp, béo phì và đột quỵ. Chỉ uống ở mức vừa phải, nghĩa là trung bình một đến hai ly mỗi ngày đối với nam giới và một ly mỗi ngày đối với phụ nữ. 
  • Chú ý đến dấu hiệu của một cơn đột quỵ khác xảy ra: Những người bị thiếu máu não cục bộ thoáng quá (TIA) có nguy cơ rất cao sẽ có cơn đột quỵ xảy ra tái diễn vì vậy phải nắm được những dấu hiệu, triệu chứng của một cơn đột quỵ sắp xảy ra: 
  • Đột ngột tê, yếu một bên mặt, cánh tay hoặc cân
  • Đột ngột lú lẫn, nói khó
  • Đột ngột giảm thị lực ở một hoặc hai mắt
  • Đột ngột chóng mặt, mất thăng bằng hay đau đầu dữ dội. 

Bên cạnh đó, cần phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống cũng như các bệnh đồng mắc như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, theo dõi huyết áp để dự phòng đột quỵ xảy ra. 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 

  1. Richard Benson, Katherine Y. Brown, et al. HOPE: The Stroke Recovery Guide. The American Stroke Association. 2020; a 501(c)(3)
  2. Mukherjee D, Levin RL, et al. The cognitive, emotional, and social sequelae of stroke: psychological and ethical concerns in post-stroke adaptation. Top Stroke Rehabil. 2006 Fall;13(4):26-35. 

POST-STROKE RECOVERY CARE

Stroke is the second leading cause of death and a major cause of disability worldwide. The incidence of stroke is increasing due to population growth and aging, as well as the rise in risk factors, particularly in low- and middle-income countries like Vietnam. The recovery process after a stroke can be very challenging for survivors. The brain damage caused during a stroke can lead to various mental and psychological complications, and emotional changes such as depression, anxiety, and apathy can hinder the recovery process.

Recovery begins soon after the stroke and may take years for patients to achieve maximum functional recovery. This requires patience and adherence to medical guidance from both patients and their families. Below are common issues to consider when caring for a stroke patient:

  • Speech Support: Stroke patients may lose the ability to express themselves through spoken language, as well as reading and writing. In many cases, their cognitive abilities remain intact, so caregivers need to be patient and encouraging, allowing patients to engage in everyday activities. This condition often improves in the first few weeks but can also last for months or even years.
  • Emotional Support: Stroke survivors may experience depression in various ways. Patients might refuse medications, neglect their exercises, become irritable, or display apathy. Therefore, encouragement and patience from family members are crucial. If a patient shows signs of depression, it is important to seek help and treatment from a psychiatrist.
  • Self-Education: Gathering information can help patients understand what has happened to them and what steps to take next. They can learn about strokes, their consequences, and treatment methods through books, television, doctors, or by attending support groups.
  • Skin Care: For patients who are often immobile, pressure sores are a serious issue. These sores commonly develop on the elbows, buttocks, heels, or shoulders. Daily skin inspections are necessary, applying cream to red spots and gently massaging to improve blood circulation. Regularly changing positions or using pillows to support the paralyzed limbs can prevent pressure sores.
  • Encouraging Exercise: Stroke can weaken one side of the body, often affecting the patient’s mobility and physical activity. It is important to encourage patients to engage in light, simple exercises daily, such as short walks or light housework. Additionally, moving the affected limbs while sitting or lying down can help strengthen them. Activities like walking, bending, and stretching should be done regularly to enhance strength and maintain flexibility.
  • Dietary Considerations: Proper nutrition is crucial in the recovery process and stroke prevention. Here are some dietary guidelines for patients:
  • Consume foods rich in carbohydrates and fiber, such as peas, fruits, vegetables, whole-grain bread, and cereals.
  • Limit high-sugar foods like candy, soft drinks, and pastries.
  • Reduce fat intake: Consuming saturated animal fats, trans fats, and cholesterol can contribute to atherosclerosis, which is linked to strokes and heart disease.
  • Decrease salt (sodium): A high-salt diet increases the risk of hypertension, a major factor in heart disease and stroke. Stroke patients should avoid foods high in salt or sodium, such as bacon, potato chips, crackers, salted nuts, cheese, and pre-packaged meals.
  • Limit alcohol: Alcoholic beverages are high in calories and low in nutrients. Excessive drinking can lead to severe physical and mental decline, increasing the risk of hypertension, obesity, and stroke. Moderate drinking is advised, which means an average of one to two drinks per day for men and one drink per day for women.
  • Watch for Signs of Another Stroke: Individuals who have experienced transient ischemic attacks (TIA) are at a high risk of subsequent strokes. It is crucial to recognize the signs and symptoms of an impending stroke:
  • Sudden numbness or weakness in one side of the face, arm, or leg.
  • Sudden confusion or difficulty speaking.
  • Sudden vision loss in one or both eyes.
  • Sudden dizziness, loss of balance, or severe headache.

Additionally, controlling risk factors, changing lifestyle habits, and managing comorbid conditions such as diabetes and dyslipidemia, as well as monitoring blood pressure, are essential for stroke prevention.

References

  1. Richard Benson, Katherine Y. Brown, et al. HOPE: The Stroke Recovery Guide. The American Stroke Association. 2020; a 501(c)(3).
  2. Mukherjee D, Levin RL, et al. The cognitive, emotional, and social sequelae of stroke: psychological and ethical concerns in post-stroke adaptation. Top Stroke Rehabil. 2006 Fall;13(4):26-3. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo