HỘI CHỨNG THẬN HƯ

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Hội chứng thận hư là một bệnh lý ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân, bệnh có thể bắt ở lứa tuổi, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ em. Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc hội chứng thận hư quan tâm đến các vấn đề về chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi. Để tìm câu trả lời, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh xin gửi đến bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1.Hội chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư là một bệnh lý phát sinh khi cầu thận bị tổn thương, làm suy giảm chức năng lọc của thận, dẫn đến mất một lượng lớn protein thoát qua nước tiểu > 3g protein/ngày. Hội chứng này gồm hai loại chính: hội chứng thận hư nguyên phát và hội chứng thận hư thứ phát. Trong điều kiện bình thường, thận giúp loại bỏ các chất thải, duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Khi thận bị tổn thương, chức năng này bị suy yếu, gây ra các triệu chứng phổ biến như phù, giảm protein máu, và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng thận hư có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, huyết khối, cao huyết áp, nhiễm trùng,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và cuộc sống bệnh nhân, thậm chí là tử vong.

 

2.Nguyên nhân gây bệnh hội chứng thận hư:

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư, có thể chia thành hai nhóm chính: nguyên phát và thứ phát, trong đó các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Hội chứng thận hư nguyên phát: là dạng liên quan đến bệnh lý toàn thân. 
  • Bệnh lý cụ thể: Bệnh thận thay đổi tối thiểu(MCD), viêm cầu thận màng, xơ hóa cầu thận cục bộ(FSGS).
  • Bệnh lý di truyền: Một số trường hợp hội chứng thận hư có thể do đột biến gen ảnh hưởng đến chức năng của cầu thận như bệnh thận màng, viêm cầu thận tăng sinh màng (MPGN), và bệnh thận do immunoglobulin A (IgA).
  • Hội chứng thận hư thứ phát: Có thể liên quan đến bệnh toàn thân hoặc tổn thương cầu thận
  • Các bệnh lý toàn thân: Tiểu đường, lupus ban đỏ hệ thống, amyloidosis, bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Alport
  • Nhiễm trùng: Một số trường hợp có liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, virus (viêm gan B, C, HIV,) hoặc ký sinh trùng (sốt rét)
  • Thuốc: NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid), thuốc kháng sinh và hóa chất trị liệu có thể gây tổn thương thận và dẫn đến hội chứng thận hư.
  • Các yếu tố nguy cơ khác:
  • Tuổi tác: Hội chứng thận hư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em và người lớn tuổi.
  • Béo phì: Có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thận
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc hội chứng thận hư, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên.

 

3.Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng thận hư

Do đặc thù của hội chứng thận hư, chế độ dinh dưỡng đóng một trò then chốt trong quá trình điều trị và hạn chế các biến chứng của bệnh, chúng tôi gởi đến bạn một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Giảm ăn muối
  • Quá nhiều natri có thể làm trầm trọng hơn tình trạng phù và tăng huyết áp, những triệu chứng phổ biến của hội chứng thận hư.
  • Khuyến cáo lượng muối hàng ngày: dưới 2 gram mỗi ngày (1 thìa cà phê sẽ tương đương với 5 gam)
  • Tránh các loại thực phẩm giàu muối như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, và các loại gia vị mặn (mắm, muối, hạt nêm, bột canh, nước tương, chao,…)
  • Điều chỉnh lượng protein: Cần điều chỉnh lượng protein dựa trên tình trạng chức năng thận:
  • Lượng protein vừa phải: Khoảng 0.8-1 gram/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày đối với bệnh nhân có chức năng thận ổn định.
  • Với những bệnh nhân có suy thận nặng, có thể cần giảm lượng protein để giảm áp lực lên thận.
  • Ưu tiên các loại protein từ thịt nạc, cá, trứng, và protein từ thực vật (các loại hạt bí, hướng dương, đậu,…)
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất
  • Cần đảm bảo đủ lượng calo để tránh suy dinh dưỡng, đặc biệt khi bệnh nhân phải tuân theo chế độ ăn ít protein hoặc ít muối.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, và sắt, bởi hội chứng thận hư có thể làm giảm các chất này trong cơ thể.
  • Kiểm soát lượng chất béo: Bệnh nhân hội chứng thận hư thường có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu, vì vậy cần giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Khuyến nghị sử dụng chất béo không bão hòa: dầu ô liu, các loại hạt, bơ, và cá béo như cá hồi, cá thu.
  • Lượng dịch uống vào: Đối với bệnh nhân bị phù nặng, việc hạn chế lượng dịch uống voà có thể cần thiết. Cần theo dõi cân nặng và lượng dịch tích lũy hằng ngày để điều chỉnh kịp thời.

4.Chế độ luyện tập và lối sống cho bệnh nhân rối loạn tiền đình

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, việc tập luyện và điều chỉnh lối sống cũng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ người bị hội chứng thận hư. Sau đây là một số gợi ý hữu ích:

  • Tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng: Đi bộ, đạp xe, và bơi lội là những hoạt động thể chất lý tưởng giúp duy trì sức khỏe mà không gây áp lực quá lớn lên thận. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, từ 3-5 lần một tuần.
  • Bài tập sức mạnh cơ: Các bài tập kháng lực nhẹ như nâng tạ hoặc sử dụng dây kháng lực giúp duy trì cơ bắp và đốt cháy calo, hỗ trợ quản lý cân nặng và giảm áp lực lên thận.
  • Bài tập giãn cơ và thăng bằng: Yoga và các bài tập giãn cơ không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Kiểm soát cường độ luyện tập: Tránh các bài tập cường độ cao hoặc tác động mạnh, đặc biệt trong giai đoạn bệnh đang hoạt động mạnh, vì có thể tăng nguy cơ chấn thương hoặc mệt mỏi quá mức.

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình điều trị và quản lý hội chứng thận hư. Một chế độ ăn ít muối, protein vừa phải và tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên theo dõi sức khỏe sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài.

Trên đây là bài viết “Người mắc bệnh hội chứng thận hư nên ăn uống và tập luyện như thế nào?”. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi. Nếu như thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để nhiều người có thể tiếp cận được thông tin này hơn nhé!

 

Tài liệu tham khảo:

1.NIH: Nephrotic Syndrome. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470444/

2.Medscape: Nephrotic Syndrome. https://emedicine.medscape.com/article/244631-overview?form=fpf

3.National kidney foundation: Nephrotic Syndrome. https://www.kidney.org/kidney-topics/nephrotic-syndrome

4.Mayo clinic: Nephrotic Syndrome. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nephrotic-syndrome/symptoms-causes/syc-20375608

5.Uptodate: Clinical manifestations, diagnosis, and evaluation of nephrotic syndrome in children. https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-diagnosis-and-evaluation-of-nephrotic-syndrome-in-children

 

NEPHROTIC SYNDROME

Dr. Nguyen Thi Thuy Vi

 

Nephrotic syndrome is a disease that greatly affects the health and quality of life of many patients, the disease can catch at an early age, especially in children. Currently, more and more people with nephrotic syndrome are concerned about nutrition and exercise regimens to support the treatment and recovery process. To find the answer, Ngoc Minh General Clinic would like to send readers to follow the article below.

 

  1. What is nephrotic syndrome?

Nephrotic syndrome is a disease that arises when the glomeruli are damaged, impairing the filtration function of the kidneys, leading to the loss of a large amount of protein released through the urine > 3g of protein per day. This syndrome consists of two main types: primary nephrotic syndrome and secondary nephrotic syndrome. Under normal conditions, the kidneys help eliminate waste products, maintain water and electrolyte balance in the body. When the kidneys are damaged, this function is impaired, causing common symptoms such as edema, hypoproteinemia, and an increased risk of infection. If not treated promptly, nephrotic syndrome can lead to serious complications such as kidney failure, blood clots, high blood pressure, and infections,… seriously affecting the health and life of patients, even death.

 

  1. Causes of nephrotic syndrome:

There are many causes of nephrotic syndrome, which can be divided into two main groups: primary and secondary, of which common causes include:

  • Primary nephrotic syndrome: is a form related to systemic pathology. 
  • Specific pathologies: Minimally altered kidney disease (MCD), membranous glomerulonephritis, local glomerular fibrosis (FSGS).
  • Genetic pathologies: Some cases of nephrotic syndrome can be caused by gene mutations that affect glomerular function such as membranous nephropathy, proliferative glomerulonephritis (MPGN), and immunoglobulin A (IgA) nephropathy.
  • Secondary nephrotic syndrome: May be associated with systemic disease or glomerular damage
  • Systemic pathologies: Diabetes, systemic lupus erythematosus, amyloidosis, sickle cell disease, Alport syndrome
  • Infection: Some cases are associated with bacterial, viral (hepatitis B, C, HIV) or parasitic infections (malaria)
  • Medications: NSAIDs (nonsteroidal anti-inflammatory drugs), antibiotics, and chemotherapy can cause kidney damage and lead to nephrotic syndrome.
  • Other risk factors:
  • Age: Nephrotic syndrome can occur at any age, especially in children and the elderly.
  • Obesity: May increase the risk of kidney-related diseases
  • Prolonged stress can increase the risk of kidney damage.
  • Family history: If someone in the family has nephrotic syndrome, the risk of developing the disease increases.
  1. Nutrition for patients with nephrotic syndrome

Due to the peculiarities of nephrotic syndrome, nutrition plays a key role in the treatment process and limits the complications of the disease, we send you some nutritional advice as follows:

  • Reduce salt intake
  • Too much sodium can worsen edema and hypertension, which are common symptoms of nephrotic syndrome.
  • Recommended daily salt intake: less than 2 grams per day (1 teaspoon is equivalent to 5 grams).
  • Avoid foods rich in salt such as processed foods, fast food, and salty spices.
  • Adjust protein intake: Protein intake needs to be adjusted based on kidney function:
  • Moderate protein intake: Approximately 0.8-1 grams/kg of body weight per day for patients with stable renal function.
  • For patients with severe renal impairment, it may be necessary to reduce protein intake to reduce pressure on the kidneys.
  • Prioritize proteins from lean meats, fish, eggs, and plant-based proteins (pumpkin seeds, sunflower seeds, beans, etc.)
  • Provides adequate nutrition and minerals
  • Adequate calorie intake should be ensured to avoid malnutrition, especially when the patient must follow a low-protein or low-salt diet.
  • Supplementing with vitamins and minerals such as calcium, vitamin D, and iron, as nephrotic syndrome can reduce these substances in the body.
  • Fat intake control: Patients with nephrotic syndrome are often at high risk of dyslipidemia, so it is necessary to reduce saturated fat and trans fat. Recommended use of unsaturated fats: olive oil, nuts, avocados, and fatty fish such as salmon and mackerel.

  • Fluid intake: For patients with severe edema, limiting oral fluid intake may be necessary. It is necessary to monitor the weight and accumulated fluid daily to adjust it in time.

 

  1. Exercise and lifestyle regimen for patients with vestibular disorders

Besides a proper diet, exercise and lifestyle adjustments also play a key role in supporting people with nephrotic syndrome. Here are some helpful suggestions:

  • Gentle aerobic exercise: Walking, cycling, and swimming are ideal physical activities to help maintain health without putting too much pressure on the kidneys. It is recommended to exercise at least 30 minutes a day, 3-5 times a week.
  • Muscle strength exercises: Light resistance exercises such as lifting weights or using resistance bands help maintain muscle and burn calories, aiding in weight management and reducing pressure on the kidneys.
  • Stretching and balance exercises: Yoga and stretching exercises not only help reduce stress but also improve blood circulation and promote overall health.
  • Control the intensity of training: Avoid high-intensity or high-impact exercises, especially during periods of vigorous illness, as they can increase the risk of injury or excessive fatigue.

 

Proper nutrition and exercise are indispensable factors in the treatment and management of nephrotic syndrome. A low-salt diet, moderate protein, and gentle exercise not only help manage symptoms but also improve the patient’s quality of life. Following your doctor’s instructions and regularly monitoring your health will help prevent complications and ensure long-term treatment effectiveness.

Above is the article “How should people with nephrotic syndrome eat and exercise?”. Hopefully, the above article has given you the answer to the question just now. If you find the article useful, please share it with friends and relatives so that more people can access this information!

 

References:

1.NIH: Nephrotic Syndrome. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470444/

2.Medscape: Nephrotic Syndrome. https://emedicine.medscape.com/article/244631-overview?form=fpf

3.National kidney foundation: Nephrotic Syndrome. https://www.kidney.org/kidney-topics/nephrotic-syndrome

  1. Mayo clinic: Nephrotic Syndrome. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nephrotic-syndrome/symptoms-causes/syc-20375608

5.Uptodate: Clinical manifestations, diagnosis, and evaluation of nephrotic syndrome in children. https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-diagnosis-and-evaluation-of-nephrotic-syndrome-in-children

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo