RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của rất nhiều người đặc biệt là người cao tuổi. Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc bệnh rối loạn tiền đình quan tâm đến các vấn đề chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập như thế nào? Để tìm câu trả lời, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh chúng tôi xin gởi đến bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1.Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là một bệnh lý phát sinh khi dây thần kinh sọ não số 8 và các đường kết nối của nó bị tổn thương gây ra các rối loạn liên quan đến thăng bằng. Gồm hai loại chính: Rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Hệ thống tiền đình bao gồm 2 phần: các ống bán khuyên trong tai và bộ phận tiền đình thực sự. Trong điều kiện bình thường hệ thống này giúp giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các chuyển động như đi lại, thay đổi tư thế, xoay người, cúi người…, được điều khiển bởi các nhóm thần kinh nằm trong não. Khi hệ thống này bị tổn thương sẽ gây ra các triệu chứng thường thấy như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, và ù tai. Nếu không điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày và tâm lý bệnh nhân.
2.Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình có thể chia thành hai nhóm chính: ngoại biên và trung ương, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm:
- Rối loạn tiền đình ngoại biên:
- Bệnh lý cụ thể: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh và viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh số 8.
- Vấn đề tai: Dị vật trong ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp tính.
- Rối loạn chuyển hóa: Suy giáp, tiểu đường, tăng ure máu.
- Hội chứng tiền đình trung ương: Nguyên nhân phổ biến bao gồm đau nửa đầu, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương sọ não, u não và xơ cứng rải rác.
- Các yếu tố nguy cơ khác:
- Tuổi: Theo thống kê thì người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn, với tỷ lệ khoảng 35% mắc bệnh lý tiền đình.
- Mất máu nghiêm trọng: Do chấn thương, bệnh lý gây nôn hoặc đi ngoài ra máu, hoặc ở phụ nữ sau sinh.
- Stress kéo dài.
- Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia.
Các yếu tố này có thể độc lập hoặc kết hợp gây ra rối loạn tiền đình, ảnh hưởng đến cân bằng và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đáng tiếc là hiện nay chưa có loại thuốc nào có khả năng khôi phục hoàn toàn chức năng cân bằng của cơ thể. Mặc dù bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng chóng mặt và buồn nôn, nhưng những thuốc này không thể chữa trị tận gốc vấn đề. Do đó, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, thực hiện các bài tập phù hợp và điều chỉnh lối sống trở nên cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm khả năng tái phát của bệnh rối loạn tiền đình.
3.Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn tiền đình
Do đặc thù của bệnh rồi loạn tiền đình, chúng tôi gởi đến bạn một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng như sau:
- Ưu tiên ăn nhiều thực phẩm tự nhiên như rau củ (rau cải, xà lách, mồng tơi, cà rốt, khoai lang, khoai tây,…) và trái cây tươi (nho, cam, táo, chuối,…) để cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng.
- Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày (khoảng 1,5 -2 lít/ngày). Đặt nước uống ở nơi dễ thấy để tạo thói quen uống nước thường xuyên, không nên đợi khát mới uống.
- Lấy đường và muối từ nguồn tự nhiên như ngũ cốc (lúa mạch, các loại đậu) và các loại hạt(hạt bí, hạt hướng dương, mắc ca, óc chó, hạnh nhân,…). Hạn chế thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường và muối cao.
- Giảm thiểu tiêu thụ đồ ăn thức uống chứa chất kích thích như caffeine, vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ù tai. Hạn chế rượu bia và thuốc lá, vì chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và gây đau đầu.
4.Chế độ luyện tập và lối sống cho bệnh nhân rối loạn tiền đình
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, việc tập luyện và điều chỉnh lối sống cũng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ người bị rối loạn tiền đình. Đáng mừng là bạn có thể thúc đẩy quá trình hồi phục tự nhiên thông qua các bài tập phù hợp. Sau đây là một số gợi ý hữu ích:
- Bài tập cơ bản vận động đầu
- Chuẩn bị: Hít thở chậm, thả lỏng vai.
- Bài tập chính (mỗi bài 10 lần/10 giây, lặp lại sau 10 giây nghỉ):
- Lắc đầu và gật đầu (mắt mở)
- Lắc đầu và gật đầu (mắt nhắm)
- Lắc đầu và gật đầu kết hợp nhìn chằm chằm vào ngón tay
- Vận động toàn thân: Tập các bài thể dục đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc dưỡng sinh. Những hoạt động này giúp tăng cường lưu thông máu và giảm cảm giác chóng mặt, lấy lại cân cằng.
- Bài tập thăng bằng: Thực hiện các động tác giữ thăng bằng, ví dụ như đứng một chân hoặc đi trên một đường thẳng. Những bài tập này giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Theo thời gian, não bộ sẽ thích nghi và vượt qua tình trạng chóng mặt, mất cân bằng do các thay đổi trong hệ thống thăng bằng sau chấn thương hoặc bệnh lý.
- Kỹ thuật xoa bóp: Massage nhẹ nhàng vùng thái dương và khuôn mặt có thể giúp giảm stress và cải thiện tuần hoàn máu.
- Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để có giấc ngủ chất lượng.
- Giảm thiểu căng thẳng: Duy trì sự cân bằng trong cuộc sống và tránh các tình huống gây lo âu và căng thẳng
- Khám sức khỏe định kỳ: Phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Theo một nghiên cứu thấy rằng 80% người bệnh chủ quan, không đi khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ bị tiền đình. 58% người bệnh tự chẩn đoán hoặc nghe người khác chẩn đoán theo kinh nghiệm.
Trên đây là bài viết “Người bị rối loạn tiền đình nên ăn uống và tập luyện như thế nào?”. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi. Nếu như thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để nhiều người có thể tiếp cận được thông tin này hơn nhé!
Tài liệu tham khảo:
1.ASHA: https://www.asha.org/Articles/Signs-and-Symptoms-of-Central-Vestibular-Disorders/
2.The American Institude of Balance: https://dizzy.com/patients/dizziness-and-equilibrium/common-vestibular-disorders/
3.Johns Hopkins Medicine: https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/vestibular-balance-disorder
4.Aerzteblatt.de: https://www.aerzteblatt.de/int/archive/article/213637
5.WebMD: https://www.webmd.com/brain/vestibular-disorders-facts
===========================================
VESTIBULAR DISORDERS
Dr. Nguyen Thi Thuy Vi
Vestibular disorders significantly affect the quality of life and activities of many people, especially the elderly. Nowadays, more and more people with vestibular disorders are concerned about the diet and exercise regimen they should follow. To answer this question, Ngoc Minh General Clinic presents the following article.
- What is a vestibular disorder?
A vestibular disorder arises when the 8th cranial nerve and its pathways are damaged, causing balance-related disturbances. There are two main types: peripheral vestibular disorder and central vestibular disorder. The vestibular system consists of two parts: the semicircular canals in the ear and the vestibular apparatus. Normally, this system helps maintain body balance during movements such as walking, changing posture, turning, or bending, controlled by nerve groups in the brain. When this system is damaged, it results in symptoms like loss of balance, dizziness, and tinnitus. If untreated, it can cause serious complications affecting daily life and the patient’s psychological well-being.
- Causes of vestibular disorder
There are many causes of vestibular disorders, divided into two main groups: peripheral and central, with the main causes being:
- Peripheral vestibular disorder:
- Specific conditions: Benign paroxysmal positional vertigo, vestibular neuritis, Ménière’s disease, labyrinthitis, perilymph fistula, acoustic neuroma.
- Ear problems: Foreign body in the ear canal, acute otitis media.
- Metabolic disorders: Hypothyroidism, diabetes, uremia.
- Central vestibular syndrome: Common causes include migraines, brain infections, brain hemorrhage, stroke, traumatic brain injury, brain tumors, and multiple sclerosis.
Other risk factors include:
- Age: People aged 40 and above are at higher risk, with about 35% of vestibular disorders occurring in this age group.
- Severe blood loss: Due to trauma, disease, vomiting, or bleeding, or in postpartum women.
- Prolonged stress.
- Substance abuse: Alcohol and drugs.
These factors can either independently or jointly cause vestibular disorders, affecting balance and quality of life.
Unfortunately, no medication can completely restore the body’s balance function. While medications can help relieve symptoms, they do not address the underlying cause. Therefore, maintaining a balanced diet, performing appropriate exercises, and adjusting one’s lifestyle are crucial to preventing and reducing the recurrence of vestibular disorders.
- Diet for vestibular disorder patients
Given the nature of vestibular disorders, here are some dietary recommendations:
- Prioritize consuming natural foods like fresh vegetables (cabbage, lettuce, Malabar spinach, carrots, sweet potatoes, potatoes, etc.) and fresh fruits (grapes, oranges, apples, bananas, etc.) to provide vitamins and minerals that enhance immune resistance.
- Ensure that you drink enough water daily (about 1.5 -2 liters/day). Place water in visible locations to build the habit of drinking water regularly without waiting until you’re thirsty.
- Get sugar and salt from natural sources like grains (barley, beans) and nuts (pumpkin seeds, sunflower seeds, macadamia, walnuts, almonds,…). Limit foods and beverages high in sugar and salt.
- Minimize intake of stimulants like caffeine as it may worsen tinnitus symptoms. Limit alcohol and tobacco as they can affect the central nervous system and cause headaches
- Exercise and lifestyle regimen for vestibular disorder patients
In addition to a proper diet, exercise and lifestyle adjustments play a key role in supporting people with vestibular disorders. The good news is that you can boost natural recovery through appropriate exercises. Here are some useful suggestions:
- Basic head movement exercises:
- Preparation: Breathe slowly and relax your shoulders.
- Main exercises (10 times per exercise, each for 10 seconds, with a 10-second break in between):
- Head tilting and nodding (eyes open).
- Head tilting and nodding (eyes closed).
- Head tilting and nodding while staring at your finger.
- Whole-body exercises: Engage in light, simple exercises like walking, yoga, or tai chi. These activities help improve blood circulation, reduce dizziness, and restore balance.
- Balance exercises: Perform balance training movements such as standing on one leg or walking on a straight line. These exercises help improve the body’s balance abilities. Over time, the brain adapts and overcomes dizziness and imbalance caused by changes in the vestibular system after injury or disease.
- Massage techniques: Gently massaging the temples and face can help reduce stress and improve blood circulation.
- Ensure sufficient rest: Sleep at least 6 hours a day to ensure quality sleep.
- Reduce stress: Maintain balance in life and avoid stressful and anxiety-inducing situations.
- Regular health check-ups: Early detection, diagnosis, and treatment are key. A study found that 80% of patients were unaware of early symptoms of vestibular disorders. Furthermore, 58% of patients self-diagnosed or relied on others’ experiences to diagnose their condition.
Above is the article “How should people with vestibular disorders eat and exercise?”. Hopefully, the above article has given you the answer to the above question. If you find the article useful, please share it with your friends and relatives so that more people can access this information!
*References:
1.ASHA: https://www.asha.org/Articles/Signs-and-Symptoms-of-Central-Vestibular-Disorders/
2.The American Institude of Balance: https://dizzy.com/patients/dizziness-and-equilibrium/common-vestibular-disorders/
3.Johns Hopkins Medicine: https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/vestibular-balance-disorder
4.Aerzteblatt.de: https://www.aerzteblatt.de/int/archive/article/213637
5.WebMD: https://www.webmd.com/brain/vestibular-disorders-facts
- Vestibular: https://vestibular.org/article/diagnosis-treatment/treatments/home-based-exercise/