VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỘ ĂN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN

VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỘ ĂN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN

Bệnh thận mạn (CKD) là tình trạng mất chức năng thận chậm tiến triển trong vòng vài năm, gây ra những lo ngại nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong tăng nhanh thứ ba trên toàn thế giới, ước tính bệnh thận mạn ảnh hưởng đến khoảng 700–840 triệu người, với tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới ước tính là 8–14%. Khi bệnh thận mạn (CKD) tiến triển, nhu cầu và việc sử dụng các chất dinh dưỡng khác nhau thay đổi đáng kể. Những thay đổi này đi kèm với nhiều bất thường về dinh dưỡng và chuyển hóa như suy dinh dưỡng, thiếu protein – năng lượng, rối loạn điện giải. Đồng thời người bệnh cũng phải đối mặt với các thách thức khác như béo phì, phòng ngừa thứ phát bệnh tim mạch. Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì chế độ ăn chất lượng cao trong giới hạn mức lọc cầu thận giảm, giúp giữ gìn và điều hòa hoạt động thanh thải của thận cũng như hỗ trợ sản xuất các hormone của cơ thể. Sau đây là một vài lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh thận mạn.

  • Cung cấp đủ năng lượng: Để duy trì tình trạng dinh dưỡng bình thường, người bệnh nên cung cấp 25-35kcal/kg mỗi ngày dựa trên độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động thể chất,Trong đó tập trung vào lượng trái cây và rau quả cao vì chúng có tác dụng có lợi đối với huyết áp, lipid máu, cân bằng axit-bazơ và hàm lượng chất xơ. Nhìn chung, nên cung cấp đủ 2 khẩu phần trái cây và rau quả tươi mỗi ngày, sẽ dẫn đến lượng axit thấp hơn và chất xơ trong chế độ ăn nhiều hơn, chống lại tình trạng tăng kali máu do thời gian vận chuyển qua ruột nhanh hơn và có tác dụng có lợi cho hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Chế độ ăn DASH: Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và dầu ô liu, với lượng vừa phải thịt gia cầm và hải sản, và ít thịt đỏ, đồ ngọt hoặc thực phẩm chế biến có thể cải thiện mỡ máu và có lợi trong bệnh thận mạn để làm chậm tiến triển của bệnh. Chế độ ăn dựa trên thực phẩm tươi và ngũ cốc nguyên hạt tự nhiên có hàm lượng muối và phospho hấp thụ thấp hơn, vì vậy làm giảm phospho và giảm huyết áp.
  • Giảm protein: ở những bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3-5(CKD 3-5), không mắc đái tháo đường, lượng protein cung cấp nên dao động từ 0,55-0,6g/kg mỗi ngày để giảm nguy cơ suy thận hoặc tử vong. Những bệnh nhân bệnh thận mạn kèm đái tháo đường, cần cung cấp lượng protein cao hơn từ 0,6-0,8 g/kg mỗi ngày để kiểm soát đường huyết tối ưu. Có thể cung cấp protein từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) và thực vật (đậu nành, đậu xanh)… Cần lưu ý, lượng protein cần thiết sẽ thay đổi, tùy thuộc vào mức độ hoạt động và tình trạng bệnh lý của người bệnh, việc thay đổi cần có sự giám sát của các chuyên gia để đảm bảo duy trì ổn định dinh dưỡng cho người bệnh. 
  • Hạn chế muối (Natri): việc tiêu thụ quá nhiều natri làm cho cơ thể dễ giữ nước và tăng huyết áp từ đó gây áp lực làm việc lên tim và thận. Những bệnh nhân bệnh thận mạn nên hạn chế lượng muối ăn vào 100 mmol/ngày (hoặc <2,3 g/ngày) để kiểm soát huyết áp, hạn chế đạm niệu, ổn định thể tích và cân nặng. Thực phẩm đóng hộp, một số thực phẩm đông lạnh và hầu hết các loại thịt chế biến đều chứa nhiều muối, do đó người bệnh có thể giảm lượng muối trong chế độ ăn uống vào bằng cách: ăn trái cây và rau quả tươi, chọn thịt chưa qua chế biến, nấu ăn tại nhà, sử dụng gia vị tự nhiên, thảo mộc thay cho muối….
  • Tiêu thụ chất béo: Bệnh nhân CKD thường bị rối loạn lipid máu khi chức năng thận bắt đầu suy giảm. Việc tiêu thụ quá nhiều chất báo sẽ làm tăng cân, mắc các bệnh lý tim mạch xơ vữa. Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất béo chưa bão hòa (< 7% tổng năng lượng) và ưu tiên sử dụng các chất béo bão hòa như dầu oliu, dầu thực vật để thay thế như bơ, mỡ động vật…
  • Bổ sung vi chất: Các vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, nguyên tố vi lượng và chất điện giải, rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân CKD có nguy cơ thiếu hụt vitamin B 1 (thiamine), B 2 (riboflavin) và B 3 (niacin), vitamin C, vitamin K và vitamin D.  Bệnh nhân bệnh thân mạn có thể cân nhắc bổ sung vitamin C ít nhất là 90 mg/ngày đối với nam giới và 75 mg/ngày đối với phụ nữ. Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, ớt chuông, bông cải xanh… Tổng lượng canxi nguyên tố nên cung cấp cho bệnh nhân bệnh thận mạn là 800-1.000 mg/ngày để duy trì cân bằng canxi ổn định trong cơ thể. 
  • Hạn chế phospho: Phospho là một khoáng chất có trong xương, cùng với canxi, phospho cần thiết cho quá trình khoáng hóa của xương. Khi chức năng thận suy giảm, chuyển hóa phospho bị rối loạn dẫn đến tình trạng tăng phospho máu. Do đó khuyến cáo người bệnh bệnh thận mạn nên hạn chế lượng phospho trong khẩu phần ăn bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều phospho, chỉ dùng trong khoảng từ 300 – 600mg/ngày. Hầu như tất cả các loại thực phẩm đều chứa phospho, nhưng lượng lớn hơn được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, trứng và sữa, các loại hạt giống… Khi chức năng thận xấu hơn, người bệnh có thể cần dùng thuốc gắn phosphate cùng với bữa ăn để giảm lượng phospho trong máu.
  • Hạn chế nước: Cơ thể cần nước để hoạt động bình thường. Tuy nhiên ở những bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần hạn chế nước vì thận bị tổn thương không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa. Uống quá nhiều nước có thể gây phù, tăng huyết áp và khiến tim phải làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến khó thở. Uống quá nhiều nước còn có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang nạp quá nhiều natri. 

Thay đổi chế độ ăn cũng như thay đổi lối sống là một yếu tố cốt lõi trong việc điều trị và quản lý bệnh thận mạn. Cần có sự phối hợp và tương tác chặt chẽ giữa bệnh nhân, gia đình và bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nhằm ngăn ngừa, điều chỉnh các triệu chứng cũng như trì hoãn thời gian điều trị thay thế thận. 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. MacLaughlin, Helen L. et al. Nutrition in Kidney Disease: Core Curriculum 2022, American Journal of Kidney Diseases, Volume 79, Issue 3, 437 – 449.
  2. Ikizler, T. Alp et al. KDOQI Clinical Practice Guideline for Nutrition in CKD: 2020 Update. American Journal of Kidney Diseases, Volume 76, Issue 3, S1 – S10

THE ROLE OF DIET IN MANAGING CHRONIC KIDNEY DISEASE

 

Chronic kidney disease (CKD) is a progressive loss of kidney function over several years, posing serious concerns for public health. CKD is the third fastest-growing cause of death worldwide, affecting an estimated 700–840 million people, with a global prevalence of about 8–14%. As CKD progresses, the demand for and utilization of various nutrients change significantly. These changes are accompanied by numerous nutritional and metabolic abnormalities, such as malnutrition, protein-energy wasting, and electrolyte imbalances. Additionally, patients with CKD face other challenges, including obesity and the prevention of cardiovascular disease. Therefore, nutrition plays a crucial role in maintaining a high-quality diet within the limits of reduced glomerular filtration rate, helping to preserve and regulate kidney clearance and support hormone production in the body. Here are some dietary recommendations for chronic kidney disease:

Adequate Energy Intake: To maintain normal nutritional status, patients should consume 25-35 kcal/kg daily based on age, gender, and physical activity level, with an emphasis on high intake of fruits and vegetables due to their beneficial effects on blood pressure, blood lipids, acid-base balance, and fiber content. Generally, it is recommended to consume at least 2 servings of fruits and vegetables daily to lower acid levels and increase dietary fiber, which helps counteract hyperkalemia by promoting faster intestinal transit and benefiting gut microbiota.

DASH Diet: A diet rich in fruits, vegetables, legumes, whole grains, nuts, and olive oil, with moderate amounts of poultry and seafood and limited red meat, sweets, or processed foods can improve blood lipid profiles and slow the progression of CKD. This fresh food and whole grain-based diet is lower in salt and phosphorus, which helps reduce phosphorus levels and lower blood pressure.

Reducing dietary protein intake: For patients with CKD stages 3-5 who do not have diabetes, protein intake should be limited to 0.55-0.6 g/kg per day to reduce the risk of kidney failure or mortality. For patients with CKD and diabetes, a higher protein intake of 0.6-0.8 g/kg per day is necessary for optimal blood glucose control. Protein sources can include animal (meat, fish, eggs, dairy) and plant (soy, legumes) options. It’s important to adjust protein needs based on activity levels and health status, under professional supervision to ensure nutritional stability.

Limit Sodium Consumption: Excessive sodium consumption can lead to fluid retention and increased blood pressure, putting extra strain on the heart and kidneys. Patients with CKD should limit sodium intake to 100 mmol/day (or <2.3 g/day) to manage blood pressure, reduce proteinuria, and stabilize body volume and weight. Canned foods, some frozen foods, and most processed meats are high in sodium; patients can reduce sodium intake by eating fresh fruits and vegetables, choosing unprocessed meats, cooking at home, and using natural seasonings and herbs instead of salt.

Fat Consumption: CKD patients often experience dyslipidemia as kidney function declines. Excessive fat intake can lead to weight gain and atherosclerotic cardiovascular disease. Therefore, patients should limit the intake of saturated fats (<7% of total energy) and prioritize unsaturated fats, such as olive oil and vegetable oils, while reducing consumption of trans fats found in butter and animal fats.

Micronutrient Supplementation: Micronutrients, including vitamins, trace elements, and electrolytes, are essential for bodily functions. Studies have shown that CKD patients are at risk for deficiencies in vitamins B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), vitamin C, vitamin K, and vitamin D. CKD patients may consider supplementing with vitamin C at least 90 mg/day for men and 75 mg/day for women, with food sources rich in vitamin C including oranges, guavas, bell peppers, and broccoli. The total calcium intake should be 800-1,000 mg/day to maintain stable calcium balance in the body.

Limit Phosphorus: Phosphorus is a mineral found in bones that, along with calcium, is essential for bone mineralization. As kidney function declines, phosphorus metabolism becomes disrupted, leading to hyperphosphatemia. Therefore, CKD patients should limit phosphorus intake to between 300-600 mg/day. Most foods contain phosphorus, with higher amounts found in animal products such as meat, fish, eggs, dairy, and seeds. As kidney function worsens, patients may need phosphate binders with meals to reduce blood phosphorus levels.

Fluid Restriction: While the body needs water for normal function, patients with end-stage CKD should limit fluid intake as damaged kidneys cannot remove excess fluid. Overconsumption of water can lead to edema, high blood pressure, and increased workload on the heart, potentially causing shortness of breath. Excessive water intake may also indicate excessive sodium consumption.

Dietary changes and lifestyle modifications are core elements in the management and treatment of chronic kidney disease. Close coordination and interaction among patients, families, and healthcare professionals, including dietitians, are essential to prevent and manage symptoms and delay the need for kidney replacement therapy.

 

References

  1. MacLaughlin, Helen L. et al. Nutrition in Kidney Disease: Core Curriculum 2022, American Journal of Kidney Diseases, Volume 79, Issue 3, 437 – 449.
  2. Ikizler, T. Alp et al. KDOQI Clinical Practice Guideline for Nutrition in CKD: 2020 Update. American Journal of Kidney Diseases, Volume 76, Issue 3, S1 – S10

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo