BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (GERD): TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

GERD Là Gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là khi axit từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng rát và khó chịu ở vùng ngực. Tuy bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị, nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi. 

Dấu Hiệu Bạn Có Thể Mắc GERD

Các triệu chứng thường gặp của bệnh GERD bao gồm:

  • Ợ nóng: Cảm giác nóng rát từ dạ dày lên ngực, thường xuất hiện sau khi ăn nhiều hoặc nằm xuống.
  • Ợ chua: Vị chua hoặc đắng trong miệng khi axit dạ dày trào lên.
  • Đau ngực: Đau âm ỉ, nhiều người hay lầm tưởng với đau tim.
  • Khó nuốt: Cảm giác nghẹn, vướng khi ăn uống.
  • Ho, khàn tiếng: Đặc biệt khi bạn không bị cảm lạnh nhưng vẫn bị ho kéo dài, khàn giọng.

Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Chế Độ Ăn Uống Hợp Lý Giúp Kiểm Soát GERD

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Tránh thực phẩm kích ứng: Những thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ, nước uống có ga, cà phê và rượu bia làm tăng axit trong dạ dày. Điều này làm cơ thắt thực quản yếu đi và khiến axit dễ trào ngược hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn ba bữa lớn, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Việc này giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng và không bị quá tải.
  • Không ăn quá no: Ăn quá nhiều sẽ làm dạ dày căng ra, tăng nguy cơ trào ngược. Nên ăn vừa phải, đặc biệt vào buổi tối.
  • Tránh ăn trước khi đi ngủ: Nên kết thúc bữa tối trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 giờ. Ăn gần giờ đi ngủ dễ khiến axit trào ngược khi nằm xuống.
  • Chọn thực phẩm lành mạnh: Tăng cường rau xanh, trái cây ít chua như chuối, táo và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và kiểm soát cân nặng.

 

Thực Phẩm Nên Tránh Thực Phẩm Nên Ăn
Đồ cay, chua Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh 
Nước uống có ga, rượu bia, cà phê Ngũ cốc nguyên hạt
Thức ăn nhiều dầu mỡ Trái cây ít chua, chuối, táo

Thay Đổi Lối Sống Giúp Kiểm Soát GERD

Thay đổi lối sống là một bước không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày. Những thói quen đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn:

  • Không nằm ngay sau khi ăn: Sau khi ăn, bạn nên đợi ít nhất 2 giờ trước khi nằm hoặc ngủ. Khi đứng hoặc ngồi thẳng, trọng lực sẽ giúp hạn chế axit trào ngược.
  • Nâng cao đầu giường khi ngủ: Bạn có thể nâng cao đầu giường từ 15-20 cm để ngăn axit trào ngược vào ban đêm.
  • Tránh mặc quần áo quá chật: Áo quần bó sát, đặc biệt là quần ở vùng eo, có thể tạo áp lực lên dạ dày và làm nặng thêm triệu chứng trào ngược.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Các hoạt động như đi bộ, yoga rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp giảm căng thẳng, từ đó hạn chế triệu chứng của GERD. Tuy nhiên, tránh các bài tập cúi người quá nhiều hoặc gắng sức nặng, vì có thể gây áp lực lên dạ dày.

 

Hoạt Động Nên Làm Hoạt Động Nên Tránh
Đi bộ, yoga, bài tập nhẹ nhàng Tập luyện nặng, cúi người nhiều
Chờ ít nhất 2 giờ sau ăn mới nằm Nằm ngay sau khi ăn

Kiểm Soát Cân Nặng

Béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi bạn thừa cân, cơ thắt thực quản dưới sẽ chịu áp lực lớn hơn, khiến axit dễ trào ngược. Vì vậy, nếu bạn đang thừa cân, hãy lên kế hoạch giảm cân dần dần thông qua chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn.

RD bằng thuốc

Nếu các triệu chứng không cải thiện với thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm axit dạ dày. Các loại thuốc thường dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: Giúp giảm lượng axit dạ dày nhanh chóng.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)thuốc đối kháng thụ thể histamin H2: Giúp giảm sản xuất axit trong dạ dày.

Bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định.

Cách Phòng Ngừa GERD

Để ngăn ngừa bệnh GERD, hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên rán và thay bằng rau xanh, trái cây và ngũ cốc.
  • Giảm căng thẳng: Stress có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng GERD. Bạn có thể thử thiền, yoga hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm căng thẳng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nếu bạn có dấu hiệu của GERD, hãy đến bệnh viện khám để được tư vấn điều trị sớm.

 

Gastroesophageal Reflux Disease (GERD): Symptoms, Treatment, and Prevention

Dr. Quach Thi Kim Thoa

  1. What is GERD?

Gastroesophageal reflux disease (GERD) occurs when stomach acid flows back up into the esophagus, causing a burning sensation and discomfort in the chest. While GERD is not life-threatening, if left untreated, it can affect daily life and make the patient feel fatigued.

 

  1. Signs You Might Have GERD

Common symptoms of GERD include:

  • Heartburn: A burning sensation from the stomach to the chest, often occurring after large meals or when lying down.
  • Acid reflux: A sour or bitter taste in the mouth when stomach acid backs up.
  • Chest pain: A dull pain that many people mistakenly associate with heart attacks.
  • Difficulty swallowing: A sensation of something being stuck or blocked when eating or drinking.
  • Coughing or hoarseness: Especially when you are not suffering from a cold but still have a persistent cough or hoarseness.

If you experience these symptoms, you should consult a doctor for an accurate diagnosis and timely treatment.

 

  1. Dietary Recommendations to Control GERD

Diet plays a key role in managing gastroesophageal reflux disease. You can follow these guidelines:

  • Avoid irritating foods: Spicy, acidic, greasy foods, carbonated drinks, coffee, and alcohol increase stomach acid, weakening the esophageal sphincter, making it easier for acid to reflux.
  • Eat smaller, frequent meals: Instead of three large meals, divide your meals into 5-6 smaller portions throughout the day. This helps the stomach digest more easily and prevents overload.
  • Don’t overeat: Eating too much can cause the stomach to stretch, increasing the risk of reflux. It is best to eat in moderation, especially in the evening.
  • Avoid eating before bedtime: Finish your dinner at least 2-3 hours before going to bed. Eating close to bedtime increases the risk of acid reflux when lying down.
  • Choose healthy foods: Increase your intake of vegetables, non-acidic fruits such as bananas and apples, and whole grains. These foods are good for digestion, reduce the risk of constipation, and help with weight management.

 

Foods to Avoid Foods to Eat
Spicy, acidic foods Fiber-rich foods like leafy greens
Carbonated drinks, alcohol, coffee Whole grains
Greasy foods Non-acidic fruits like bananas, apples

  • Lifestyle Changes to Help Manage GERD

Lifestyle changes are essential for controlling GERD. The following simple habits can help you feel better:

  • Don’t lie down immediately after eating: After eating, wait at least 2 hours before lying down or sleeping. Standing or sitting upright uses gravity to help prevent acid reflux.
  • Elevate your bed head while sleeping: Raising the head of your bed by 15-20 cm can help prevent nighttime acid reflux.
  • Avoid tight clothing: Tight clothing, especially around the waist, can put pressure on the stomach and worsen reflux symptoms.
  • Engage in light exercise: Activities like walking or yoga are excellent for digestion and stress reduction, helping to limit GERD symptoms. However, avoid exercises that involve a lot of bending or strenuous effort, as they may put pressure on the stomach.

 

Activities to Do Activities to Avoid
Walking, yoga, light exercises Heavy exercise, frequent bending
Wait at least 2 hours after eating before lying down Lying down immediately after eating

  • Weight Management

Obesity is one of the primary causes of gastroesophageal reflux disease (GERD). When you are overweight, the lower esophageal sphincter is placed under increased pressure, making it easier for acid to reflux. Therefore, if you are overweight, it is recommended to plan gradual weight loss through a balanced diet and regular exercise.

  • GERD Treatment with Medications

If symptoms do not improve with lifestyle changes, your doctor may prescribe medication to help reduce stomach acid. Common medications include:

  • Antacids: These help quickly reduce the amount of stomach acid.
  • Proton pump inhibitors (PPIs) and H2 receptor blockers: These help reduce acid production in the stomach.

You must follow your doctor’s instructions and avoid self-medicating without proper guidance.

  • Prevention of GERD

To prevent GERD, implement the following measures:

  • Eat healthily: Limit fast food, fried foods, and replace them with vegetables, fruits, and whole grains.
  • Reduce stress: Stress can worsen GERD symptoms. Consider meditation, yoga, or outdoor activities to relieve stress.
  • Regular check-ups: If you show signs of GERD, visit a doctor for early diagnosis and treatment recommendations.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo