KIỂM SOÁT HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (IBS) VÀ VIÊM ĐẠI TRÀNG: HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN DÀNH CHO BỆNH NHÂN

Hội chứng ruột kích thích (IBS) và viêm đại tràng là những bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Để kiểm soát tốt hai bệnh này, cần có cách tiếp cận toàn diện, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, quản lý căng thẳng, và các biện pháp phòng ngừa.

Chế Độ Dinh Dưỡng

Theo dõi chế độ ăn  

Việc ghi lại nhật ký ăn uống là điều rất quan trọng để xác định các tác nhân gây ra triệu chứng. Hãy ghi chú lại những gì ăn hàng ngày, hoạt động thể chất, và các triệu chứng để giúp điều chỉnh chế độ ăn uống một cách phù hợp.

Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây khó chịu

  • Lactose: Nếu nghi ngờ không dung nạp lactose, bạn nên tránh các sản phẩm từ sữa trong hai tuần theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu triệu chứng cải thiện, tiếp tục hạn chế lactose. Nếu triệu chứng không cải thiện, có thể ăn lại thực phẩm chứa lactose.  
  • Thực phẩm gây đầy hơi: Các loại thực phẩm như đậu, rau họ cải, hành, cần tây, cà rốt, nho khô, chuối, mơ, mận khô, mầm cải, và lúa mì có thể gây đầy bụng. Hãy hạn chế những thực phẩm này nếu chúng gây khó chịu.

Điều chỉnh lượng chất xơ  

  • Tăng chất xơ để chống táo bón: Ăn nhiều rau củ quả hoặc sử dụng chất bổ sung nếu bị táo bón. 
  • Giảm chất xơ khi triệu chứng trầm trọng: nếu triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc đang trong đợt viêm đại tràng cấp tính. 

Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa  

Ưu tiên gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, khoai tây luộc hoặc nướng, chuối, nước sốt táo, trứng, thịt gà, cá.

Chế Độ Tập Luyện Trong Kiểm soát Hội Chứng Ruột Kích Thích và Viêm Đại Tràng

Tham gia vào các hoạt động thể chất từ 20-60 phút, 3-5 ngày mỗi tuần, là cách rất tốt để hỗ trợ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe. Các bài tập nhẹ như đi bộ cũng có thể mang lại nhiều lợi ích.

Quản Lý Căng Thẳng và Chăm Sóc

  • Tư vấn và Trị liệu: Nói chuyện với bác sĩ về các liệu pháp như trị liệu nhận thức hành vi, thôi miên hoặc tư vấn tâm lý để giúp giảm căng thẳng và làm dịu các triệu chứng.  
  • Tham gia nhóm hỗ trợ: Để chia sẻ kinh nghiệm và nhận được sự động viên.

Phòng Ngừa Đợt Cấp

  • Điều chỉnh lối sống: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và quản lý căng thẳng để giảm nguy cơ tái phát.
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ.

Nhận Biết Các Dấu Hiệu Cảnh Báo

Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau:  

  • Đi ngoài ra máu hoặc phân đen  
  • Tiêu chảy vào ban đêm  
  • Thay đổi thói quen đại tiện kéo dài  
  • Đau bụng dữ dội hoặc ngày càng nặng  
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân  
  • Dấu hiệu nhiễm trùng như sốt hoặc ớn lạnh

Những Điều Cần Ghi Nhớ 

  • Tham vấn chuyên gia: Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp với tình trạng cụ thể.
  • Kiên nhẫn: Quản lý các bệnh mạn tính đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Đừng nản lòng nếu không thấy kết quả ngay lập tức.
  • Lắng nghe cơ thể: Chú ý đến những thay đổi trong cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện hoặc các biện pháp chăm sóc khác khi cần thiết.

Managing IBS and Colitis: A Comprehensive Guide for Patients

Irritable bowel syndrome (IBS) and colitis are chronic conditions that affect the digestive tract. Successfully managing these disorders involves a holistic approach, including dietary adjustments, regular exercise, stress management, and preventive care.

Dietary Guidelines for IBS and Colitis

Track your diet

Maintaining a food diary is essential for identifying potential food triggers. Record your daily food intake, activities, and any symptoms experienced to help tailor your dietary choices.

Limit troublesome foods  

  • Lactose: If lactose intolerance is suspected, avoid dairy products for two weeks as advised by your doctor. If symptoms improve, continuing to limit lactose may be beneficial. If there’s no improvement, you can reintroduce lactose-containing foods.  
  • Gas-Producing Foods: Foods like legumes, cruciferous vegetables, onions, celery, carrots, raisins, bananas, apricots, prunes, sprouts, and wheat may lead to bloating. Limit these if they trigger discomfort.

Adjust fiber intake  

  • Increase Fiber for Constipation: Incorporate more fiber-rich foods such as fruits, vegetables, or consider fiber supplements if constipation is an issue.  
  • Reduce Fiber During Flare-Ups: If symptoms worsen, particularly during acute colitis episodes, a low-fiber diet may help alleviate discomfort.

Opt for easily digestible foods  

Choose easily digestible options like white rice, white bread, pasta, boiled or baked potatoes, bananas, applesauce, eggs, chicken, and fish to minimize strain on the digestive system.

The Role of Exercise in Managing IBS and Colitis

Engaging in 20-60 minutes of physical activity, 3-5 days a week, is highly recommended. Gentle exercise, such as walking, can help improve digestion and overall well-being.

Stress Management and Care

  • Counseling and Therapy: Talk to your doctor about therapies like cognitive behavioral therapy, hypnosis, or counseling, as they can help alleviate stress and reduce symptoms.  
  • Join Support Groups: Connecting with others who have similar conditions can provide emotional support and helpful advice.

Preventing IBS and Colitis Flare-Ups

  • Lifestyle changes: Maintain a healthy diet, exercise regularly, and manage stress to reduce the risk of flare-ups.
  • Adhere to treatment plans: Take medications as prescribed and attend follow-up appointments.

Recognizing Warning Signs

It’s important to recognize the following symptoms and contact your doctor immediately if they occur:  

  • Bloody or black stool
  • Nighttime diarrhea  
  • Persistent changes in bowel habits  
  • Severe or worsening abdominal pain  
  • Unexplained weight loss  
  • Fever or signs of infection like chills

Key Takeaways for Managing IBS and Colitis

  • Consult Professionals: Always seek advice from your doctor or a registered dietitian before making any changes to your diet, exercise, or treatment plan.  
  • Patience is Key: Managing these chronic conditions takes time, so don’t get discouraged if improvements are gradual.  
  • Listen to Your Body: Pay close attention to any changes in your symptoms and adjust your care plan as needed.

 

Nguồn tham khảo: 

  1. UpToDate Wbtdaea. Patient education: Irritable bowel syndrome (The Basics). Uptodate. Accessed Sep 30,, 2024. 
  2. Arnold Wald M. Patient education: Irritable bowel syndrome (Beyond the Basics). Uptodate. Updated Apr 07, 2023.
  3. UpToDate Wbtdaea. Patient education: Low-FODMAP diet (The Basics). Accessed Sep 30, 2024.
  4. UpToDate Wbtdaea. Patient education: colitis in adults (The Basics). Uptodate. Accessed Sep 30, 2024.
  5. Mark A Peppercorn MVK, MD, MSPH. Patient education: colitis (Beyond the Basics). Updated Apr 18, 2023. Accessed Sep 30, 2024. 
  6. El-Salhy, M., & Gundersen, D. (2015). Diet in irritable bowel syndrome. Nutrition journal, 14, 1-11.
  7. Cozma-Petruţ, A., Loghin, F., Miere, D., & Dumitraşcu, D. L. (2017). Diet in irritable bowel syndrome: What to recommend, not what to forbid to patients!. World journal of gastroenterology, 23(21), 3771.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo