CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ LUYỆN TẬP CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ LUYỆN TẬP CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Bên cạnh việc điều trị thuốc thì thay đổi lối sống kèm chế độ ăn hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp cũng như phòng ngừa các biến chứng liên quan đến tim mạch, não, thận…

  1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp
  2. Giảm lượng muối tiêu thụ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêu thụ muối hàng ngày không nên vượt quá 5 gram (tương đương khoảng 1 thìa cà phê). Quá nhiều muối làm tăng huyết áp bằng cách giữ nước trong cơ thể, làm tăng gánh nặng cho tim và mạch máu. Các thực phẩm đóng hộp hoặc đã chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói có hàm lượng muối cao do đó người bệnh cần tránh sử dụng. Bệnh nhân tăng huyết áp nên ưu tiên sử dụng trái cây và rau quả tươi, chọn thịt chưa qua chế biến, nấu ăn tại nhà, sử dụng thảo mộc và gia vị tự nhiên thay cho muối…

  1. Tăng cường tiêu thụ rau quả và ngũ cốc nguyên hạt

 Tổ chức Tăng huyết áp Toàn cầu (ISH) khuyến kích một chế độ ăn nhiều rau quả và ngũ cốc nguyên hạt như chế độ ăn DASH. Theo nghiên cứu, chế độ ăn DASH có thể giảm huyết áp từ  8- 14mmHg. Những thực phẩm nên bổ sung là cải xoăn, bông cải xanh, chuối, cam, dưa hấu, nho, gạo lứt, yến mạch

  1. Giảm chất béo bão hòa và cholesterol

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…. Thay vào đó, nên sử dụng các chất béo không bão hòa từ dầu oliu, dầu cá, và các loại hạt…

  1. Giảm tiêu thụ đường và các đồ uống có đường

Đường là một nguyên nhân gây tăng huyết áp và các bệnh lý chuyển hóa, béo phì. Các tổ chức khuyến cáo nên giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày, đặc biệt từ các bánh kẹo, nước ngọt. Bệnh nhân tăng huyết áp có thể sử dụng các đồ uống có lợi như trà xanh, trà đen, nước ép lựu….

  1. Hạn chế bia rượu

Tình trạng lạm dụng rượu và các đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và đẩy bệnh nhân đối mặt với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu… Do đó, hướng dẫn của các hội khoa học khuyến cáo nên tránh hoặc hạn chế lượng rượu uống vào dưới một đơn vị/ngày đối với phụ nữ và hai đơn vị/ngày đối với nam giới.

  1. Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tăng huyết áp

Hoạt động thể chất đều đặn là một trong những phương pháp hiệu quả để giảm huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch. Theo khuyến cáo của Hội Tăng huyết áp Thế giới, bệnh nhân tăng huyết áp nên tham gia ít nhất 150 phút tập luyện cường độ vừa phải mỗi tuần hoặc 75 phút tập cường độ cao, xen kẽ với các bài tập phục hồi sau đó, chia thành các buổi nhỏ trong tuần. Các loại bài tập có thể phù hợp như:

  • Tập aerobic: Các hoạt động như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, hoặc khiêu vũ có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm huyết áp.
  • Tập kháng lực: Sử dụng các bài tập nâng tạ nhẹ hoặc các dụng cụ tập kháng lực để tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện lưu thông máu.
  • Yoga và thiền: Yoga và thiền giúp giảm căng thẳng, một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Một số bài tập hít thở sâu, thiền định cũng có thể giúp làm giảm mức huyết áp.
  1. Phòng ngừa cơn tăng huyết áp

Một cơn tăng huyết áp có thể rất nguy hiểm, dẫn đến các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và suy thận. Vì vậy, kiểm soát huyết áp và phòng ngừa cơn tăng huyết áp là việc làm vô cùng cần thiết.

  1. Tránh các yếu tố kích thích

Stress, căng thẳng kéo dài có liên quan đến tình trạng cao huyết áp. Do đó, bệnh nhân cần cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh, tránh các tình huống căng thẳng quá mức, có thể đưa các hình thức thiền để giảm căng thẳng như một thói quen hàng ngày. Bệnh nhân tăng huyết áp nên ngủ đủ từ 7-9 tiếng một ngày, bên cạnh đó người bệnh cũng nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn và không khí ô nhiễm. 

  1. Điều trị và theo dõi định kỳ

Ngoài việc tự quản lý bệnh, bệnh nhân tăng huyết áp cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết. Các xét nghiệm định kỳ như đo chức năng thận, xét nghiệm máu và siêu âm tim có thể giúp phát hiện sớm các biến chứng và điều chỉnh kịp thời phương pháp điều trị.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Thomas Unger, Claudio Borghi, et al. 2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines. HypertensionVolume 75, Issue 6, June 2020; Pages 1334-1357.
  2. Kreutz, Reinhold et al. 2024 European Society of Hypertension clinical practice guidelines for the management of arterial hypertension. European Journal of Internal Medicine, Volume 126, 1 – 15

 

 NUTRITION AND EXERCISE REGIMEN FOR HYPERTENSION PATIENTS 

Hypertension is a common condition that can lead to serious complications if not well managed. Alongside medication, lifestyle changes and a balanced diet play a crucial role in stabilizing blood pressure and preventing cardiovascular, neurological, and renal complications.

  1. Nutrition for Hypertension Patients
  2. Reduce Salt Intake 

The World Health Organization (WHO) recommends that daily salt intake should not exceed 5 grams (about 1 teaspoon). Excess salt increases blood pressure by causing the body to retain water, putting additional strain on the heart and blood vessels. Patients should avoid processed foods high in salt, such as sausages and bacon, and focus on fresh fruits, vegetables, unprocessed meats, and use herbs and spices instead of salt for flavoring.

  1. Increase Fruit, Vegetable, and Whole Grain Consumption  

The International Society of Hypertension (ISH) encourages a diet rich in fruits, vegetables, and whole grains, such as the DASH diet. Research indicates that the DASH diet can lower blood pressure by 8-14 mmHg. Foods to include are kale, broccoli, bananas, oranges, watermelon, grapes, brown rice, and oats.

  1. Reduce Saturated Fat and Cholesterol 

High intake of saturated fats and cholesterol can increase the risk of atherosclerosis, leading to dangerous complications like heart attacks and strokes. Patients should opt for unsaturated fats found in olive oil, fish oil, and nuts instead.

  1. Limit Sugar and Sugary Beverages

Sugar contributes to hypertension and metabolic disorders like obesity. It is advised to reduce daily sugar intake, particularly from candies and soft drinks. Patients can opt for beneficial drinks such as green tea, black tea, and pomegranate juice.

  1. Limit Alcohol Consumption 

Excessive alcohol intake raises blood pressure and exposes patients to other cardiovascular risk factors such as diabetes and dyslipidemia. Health guidelines recommend avoiding or limiting alcohol to one standard drink per day for women and two for men.

  1. 2. Exercise Regimen for Hypertension Patients

Regular physical activity is one of the most effective methods for lowering blood pressure and maintaining cardiovascular health. The World Hypertension Association recommends that hypertension patients engage in at least 150 minutes of moderate-intensity exercise weekly or 75 minutes of vigorous-intensity exercise, incorporating recovery exercises and spreading activities throughout the week. Suitable exercises include:

  • Aerobic Activities: Activities like brisk walking, cycling, swimming, or dancing can enhance blood circulation and lower blood pressure.
  • Resistance Training: Light weightlifting or resistance exercises can strengthen muscles and improve blood flow.
  • Yoga and Meditation: These practices help reduce stress, an important factor in blood pressure management. Deep breathing exercises and meditation can also lower blood pressure.
  1. Preventing Hypertensive Crises

A hypertensive crisis can be life-threatening, leading to complications such as strokes, heart attacks, and kidney failure. Therefore, managing blood pressure and preventing spikes is essential.

  1. Avoid Stress Triggers  

Chronic stress is linked to high blood pressure. Patients should strive for a healthy lifestyle, avoiding excessive stressors, and incorporating relaxation techniques like meditation into their daily routine. Aim for 7-9 hours of sleep per night and limit exposure to noise and pollution.

  1. Regular Monitoring and Treatment 

In addition to self-management, hypertension patients must adhere to treatment plans and attend regular follow-ups to allow doctors to monitor disease progression and adjust treatments as needed. Routine tests, including kidney function assessments, blood tests, and echocardiograms, can help detect complications early and allow timely adjustments to treatment.

By adopting a healthy diet and exercise routine, along with regular monitoring, hypertension patients can significantly improve their health and reduce the risk of serious complications.

References:

  1. Thomas Unger, Claudio Borghi, et al. 2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines. HypertensionVolume 75, Issue 6, June 2020; Pages 1334-1357.
  2. Kreutz, Reinhold et al. 2024 European Society of Hypertension clinical practice guidelines for the management of arterial hypertension. European Journal of Internal Medicine, Volume 126, 1 – 15

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo