RỐI LOẠN LIPID MÁU

RỐI LOẠN LIPID MÁU

Rối loạn lipid máu là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, đặc biệt liên quan đến các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc bệnh rối loạn lipid quan tâm đến các vấn đề về chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập như thế nào? Để tìm câu trả lời, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh chúng tôi xin gởi đến bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1.Rối loạn lipid là gì?

Rối loạn lipid máu (cách gọi khác: rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu), là tình trạng mất cân bằng một hoặc nhiều thông số lipid, thường gặp là: Tăng cholesterol toàn phần, tăng triglyceride, tăng LDL-C, giảm HDL-C. Rối loạn lipid máu thường diễn ra âm thầm và khó nhận biết, do ít có triệu chứng đặc trưng. Phần lớn chỉ được phát hiện khi nồng độ lipid trong máu tăng cao kéo dài hoặc gây ra biến chứng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hoặc xuất hiện các ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và thậm chí là tử vong.

2.Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lipid máu có thể chia thành hai nhóm chính: Tiên phát hoặc thứ phát.

  • Rối loạn lipid máu tiên phát thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm tăng triglyceride và tăng lipid máu hỗn hợp, do:
  • Đột biến gene dẫn đến tổng hợp quá mức hoặc giảm thanh thải cholesterol, triglyceride, LDL-C.
  • Đột biến gene gây giảm tổng hợp hoặc tăng thanh thải HDL-C.
  • Rối loạn lipid máu thứ phát xuất phát từ lối sống và các bệnh lý như:
  • Lối sống: Ít vận động, tiêu thụ nhiều rượu bia, thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thiếu chất xơ.
  • Bệnh lý: Đái tháo đường, hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh thận mạn, xơ gan.
  • Thuốc: Thiazid, corticoides, estrogen, thuốc chẹn beta.

Để quản lý tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để kiểm soát nồng độ mỡ máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng và tập luyện dành cho bệnh nhân rối loạn lipid máu.

3.Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh lipid máu. Ăn uống hợp lý giúp giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), và giảm triglyceride, từ đó giảm nguy cơ tim mạch. Dưới đây là một số lời khuyên, chúng tôi muốn gởi đến: 

  • Giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Hạn chế thịt đỏ (thịt heo, bò, dê, cừu,…), bơ, thực phẩm chiên rán vì chúng làm tăng LDL và giảm HDL, ảnh hưởng đến tim mạch. 
  • Tăng cường chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa có trong dầu oliu, dầu hạt cải, các loại hạt, quả bơ và cá béo như cá hồi, cá thu. Những chất béo này giúp tăng cường nồng độ cholesterol tốt (HDL) và giảm LDL trong máu.
  • Bổ sung chất xơ: Rau xanh (rau cải, rau muống, rau mồng tơi, rau xà lách,…), trái cây (cam, táo, xoài, chuối,…), ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, các loại hạt, đậu,…) giúp giảm hấp thu cholesterol, hạ mức LDL và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Hạn chế đường và tinh bột tinh chế: Thực phẩm giàu đường và tinh bột tinh chế (như bánh kẹo, nước ngọt, bánh mì trắng, gạo trắng ) làm tăng triglyceride, nên thay bằng tinh bột phức tạp như yến mạch, gạo lứt, khoai lang
  • Thực phẩm chứa sterol và stanol: Dầu thực vật và hạt giúp giảm hấp thu cholesterol.
  • Duy trì cân nặng: Ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ rối loạn lipid máu.Bệnh nhân béo phì hoặc thừa cân có xu hướng có mức cholesterol và triglyceride cao hơn. 

4.Chế độ luyện tập và lối sống cho bệnh nhân rối loạn lipid máu

Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục và lỗi sống cũng là một phần quan trọng chính trong việc quản lý rối loạn lipid máu. Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa, cải thiện khả năng tuần hoàn và giảm mức cholesterol xấu. Sau đây là một số gợi ý hữu ích:

  • Tập aerobic: Đi bộ, chạy, bơi lội, đạp xe giúp tăng trao đổi chất, giảm cholesterol, và nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần/tuần. Tập aerobic cũng tăng HDL, giảm LDL, và cải thiện sức khỏe tim mạch. 
  • Tập luyện sức bền: Nâng tạ hoặc tập với dây kháng lực giúp tăng cường cơ bắp và đốt cháy calo, từ đó hỗ trợ quá trình giảm mỡ. Đây là một phần quan trọng trong việc quản lý cân nặng và lipid máu.
  • Yoga và thiền: Yoga và thiền không chỉ giúp giảm căng thẳng, mà còn giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch. Stress có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, do đó việc kiểm soát căng thẳng thông qua yoga hoặc thiền là rất cần thiết.
  • Tăng cường hoạt động hàng ngày: Đi bộ, leo cầu thang thay thang máy giúp đốt calo và duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Xét nghiệm lipid máu định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý hiện có.

Chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện hợp lý là hai yếu tố không thể thiếu trong việc quản lý rối loạn lipid máu. Một chế độ ăn giàu chất xơ, giảm chất béo bão hòa, cùng với thói quen tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát nồng độ lipid máu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Khi phát hiện bị rối loạn lipid máu, bạn cần tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để dự phòng biến chứng, đảm bảo chất lượng cuộc sống. 

Trên đây là bài viết: Bệnh nhân rối loạn lipid máu nên ăn uống và tập luyện như thế nào? Hy vọng bài viết trên đã cho bạn câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi. Nếu như thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để nhiều người có thể tiếp cận được thông tin này hơn nhé!

Tài liệu tham khảo:

1.AHA/ASA Journals: A Statement for Healthcare Professionals From the Nutrition Committee of the American Heart Association. https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/01.CIR.102.18.2284

2.Mayo clinic: High blood pressure. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410

3.NIH: Blood cholesterol. https://www.nhlbi.nih.gov/health/blood-cholesterol

4.Uptodate: Secondary causes of dyslipidemia. https://www.uptodate.com/contents/secondary-causes-of-dyslipidemia

5.Bệnh viện trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh: Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa. https://www.umcclinic.com.vn/roi-loan-lipid-mau-nguyen-nhan-bien-chung-cach-dieu-tri-va-phong-ngua

———————————————————————-
DYSLIPIDEMIA

Dr. Nguyen Thi Thuy Vi

Dyslipidemia is one of the most common conditions today, particularly related to cardiovascular issues such as atherosclerosis, hypertension, and stroke. More and more people with dyslipidemia are concerned about their diet and exercise regimen. To provide an answer, Ngoc Minh General Clinic presents the following article for readers to follow.

  1. What is dyslipidemia?

Dyslipidemia (also known as lipid metabolism disorder, hyperlipidemia) is the imbalance of one or more lipid parameters, commonly including: increased total cholesterol, increased triglycerides, increased LDL-C, and decreased HDL-C. Dyslipidemia often progresses silently and is hard to recognize due to the lack of distinctive symptoms. It is mostly detected when lipid levels in the blood remain elevated for a prolonged period or lead to complications such as atherosclerosis, heart attack, stroke, or the appearance of xanthomas on the eyelids, elbows, or knees. If not detected and treated early, it can result in serious health complications, even death.

  1. Causes of dyslipidemia

There are many causes of dyslipidemia, which can be classified into two main categories: primary and secondary.

  • Primary dyslipidemia: Typically occurs in children and adolescents, involving elevated triglycerides and mixed hyperlipidemia due to:
    • Gene mutations that cause excessive synthesis or reduced clearance of cholesterol, triglycerides, and LDL-C.
    • Gene mutations that reduce synthesis or increase clearance of HDL-C.
  • Secondary dyslipidemia: Arises from lifestyle and medical conditions, such as:
    • Lifestyle factors: Sedentary behavior, high consumption of alcohol, saturated fats, and low fiber intake.
    • Medical conditions: Diabetes, Cushing’s syndrome, hypothyroidism, chronic kidney disease, and cirrhosis.
    • Medications: Thiazides, corticosteroids, estrogen, beta-blockers.

To manage this condition, in addition to medication, patients need to pay attention to proper nutrition and exercise to control blood lipid levels and reduce the risk of complications. Below are detailed guidelines on diet and exercise for dyslipidemia patients.

  1. Nutritional recommendations for dyslipidemia patients

A proper diet plays a vital role in regulating blood lipids. Healthy eating helps lower bad cholesterol (LDL), increase good cholesterol (HDL), and reduce triglycerides, thereby lowering cardiovascular risks. Here are some recommendations:

  • Reduce saturated and trans fats: Limit red meat (pork, beef, goat, lamb,…), butter, and fried foods as they raise LDL and lower HDL, which affects heart health.
  • Increase unsaturated fats: Found in olive oil, canola oil, nuts, avocados, and fatty fish like salmon and mackerel. These fats help increase HDL and reduce LDL levels.
  • Add fiber: Green vegetables (cabbage, spinach, Malabar spinach, lettuce, etc.), fruits (oranges, apples, mangoes, bananas, etc.), whole grains (barley, nuts, beans, etc.) help reduce cholesterol absorption, lower LDL levels, and improve heart health. 
  • Limit sugars and refined carbohydrates: Foods high in sugar and refined carbs (like sweets, soft drinks, white bread, and white rice) raise triglycerides. Replace them with complex carbs like oats, brown rice, and sweet potatoes.
  • Include sterols and stanols: Found in vegetable oils and nuts, these help reduce cholesterol absorption.
  • Maintain a healthy weight: Healthy eating and weight management help reduce the risk of dyslipidemia. Obese or overweight patients tend to have higher levels of cholesterol and triglycerides.
  1. Exercise and lifestyle for dyslipidemia patients

In addition to a healthy diet, exercise and lifestyle adjustments are essential in managing dyslipidemia. Regular physical activity helps burn excess fat, improve circulation, and lower bad cholesterol. Here are some helpful suggestions:

  • Aerobic exercises: Walking, running, swimming, or cycling help boost metabolism and lower cholesterol. Aim for at least 30 minutes of exercise five times a week. Aerobic exercises also increase HDL, lower LDL, and improve cardiovascular health.
  • Strength training: Lifting weights or using resistance bands helps build muscle and burn calories, which supports weight and lipid management.
  • Yoga and meditation: These practices not only reduce stress but also improve blood circulation and enhance heart health. Stress can increase cholesterol levels, so managing stress through yoga or meditation is crucial.
  • Increase daily activity: Walking and taking the stairs instead of the elevator help burn calories and maintain cardiovascular health.
  • Regular lipid tests: Conduct blood lipid tests at least once a year.
  • Good management of existing medical conditions.

A balanced diet and regular exercise are two indispensable factors in managing dyslipidemia. A diet rich in fiber and low in saturated fats, combined with regular physical activity, not only helps control blood lipid levels but also improves overall health and reduces the risk of cardiovascular disease. Upon diagnosis of dyslipidemia, actively changing your lifestyle and adhering to medical treatment is necessary to prevent complications and ensure a good quality of life.

This concludes the article “How Should Patients with Dyslipidemia Eat and Exercise?”. We hope it has provided an answer to your question. If you found the article helpful, please share it with your friends and family so more people can access this information!

References:

1.AHA/ASA Journals: A Statement for Healthcare Professionals From the Nutrition Committee of the American Heart Association. https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/01.CIR.102.18.2284

2.Mayo clinic: High blood pressure. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410

3.NIH: Blood cholesterol. https://www.nhlbi.nih.gov/health/blood-cholesterol

4.Uptodate: Secondary causes of dyslipidemia. https://www.uptodate.com/contents/secondary-causes-of-dyslipidemia

5.University of Medical and Pharmacy Ho Chi Minh City Hospital: Dyslipidemia: Causes, Complications, Treatment, and Prevention: https://www.umcclinic.com.vn/roi-loan-lipid-mau-nguyen-nhan-bien-chung-cach-dieu-tri-va-phong-ngua

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo