Giới thiệu
Suy tim hiện nay là một vấn đề sức khoẻ toàn cầu, với tỷ lệ mắc có xu hướng tăng dần và gây nhiều hậu quả tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Suy tim là bệnh gì
Tim là cơ quan có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể giúp đảm bảo các nhu cầu hoạt động của con người. Chức năng này bị suy giảm ở những bệnh nhân suy tim, gây nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Khó thở là triệu chứng chính của suy tim. Ban đầu, người bệnh chỉ thấy mệt khi gắng sức. Khi bệnh tiến triển, khả năng gắng sức của người bệnh giảm dần và cuối cùng khó thở xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
Tại sao tôi bị suy tim
Tất cả các bệnh lý tim mạch hoặc tổn thương tim đều dẫn tới hậu quả cuối cùng là suy tim. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp và bệnh van tim hậu thấp. Ngoài ra, các tình trạng bệnh lý liên quan đến cơ tim, van tim, màng ngoài tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, nhiễm độc hoá chất,…trong một số trường hợp cũng dẫn đến suy tim.
Tôi có thể làm gì để đối phó với suy tim
Suy tim là một tình trạng mạn tính gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám theo đúng lịch hẹn, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp ổn định triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Chế độ ăn uống: Những thay đổi trong chế độ ăn giúp làm giảm lượng công việc mà tim phải thực hiện, bao gồm:
- Giới hạn lượng nước uống vào còn 1.5-2L nước trên ngày có hiệu quả giảm triệu chứng khó thở và phù nề, cải thiện chất lượng sống.
- Lựa chọn thức ăn: trái cây, rau củ quả, thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, cơm, yến mạch là những thức ăn có lượng muối tự nhiên thấp. Ngược lại, thực phẩm đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn như mì gói, cá hộp, thịt xông khói có nồng độ muối cao và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tim mạch.
- Giảm lượng muối trong lúc chế biến: duy trì chế độ ăn ít muối lâu dài có ý nghĩa quan trọng, do đó giảm lượng muối một cách phù hợp trong khi bạn vẫn giữ được cảm giác ngon miệng là cần thiết. Người bệnh có thể bắt đầu bằng việc giảm lượng gia vị nêm nếm (muối, nước mắm, hạt nêm,…) và đồ chấm (mắm, chao, tương ớt,…) còn 50% hàng ngày, làm quen với hương vị và tiếp tục giảm dần lượng gia vị khi bản thân đã quen với chế độ ăn mới.
- Thành phần dinh dưỡng: biết cách nhận biết nồng độ dinh dưỡng trong thực phẩm là hết sức quan trọng đối với những thức ăn mua bên ngoài. Nên lựa chọn những thực phẩm có nồng độ muối < 350mg mỗi phần ăn.
- Tự nấu ăn tại nhà giúp chúng ta kiểm soát được nồng độ muối trong thức ăn một cách tốt nhất, tuy nhiên điều đó không có nghĩa những bữa ăn tại nhà hàng hoàn toàn bị nghiêm cấm. Người bệnh nên lựa chọn món ăn một cách hợp lý, tránh những từ khoá như: “xì dầu”, “muối”, “mặn”, “kho”; hạn chế sử dụng các loại nước chấm, để xa tầm tay nếu có thể; và yêu cầu món ăn giảm bớt lượng muối khi nấu ăn nếu được.
Hoạt động thể chất: Một chế độ luyện tập phù hợp giúp người bệnh cải thiện khả năng gắng sức.
- Bắt đầu bằng việc đi bộ chậm, tăng tốc mỗi 3 phút cho đến cường độ gắng sức phù hợp (tăng nhịp thở tuy nhiên vẫn còn khả năng nói chuyện với người khác).
- Duy trì cường độ này và cố gắng đạt được 30-45 phút vận động hàng ngày không tính thời gian nghỉ giữa buổi tập.
- Tập luyện hàng ngày, hoặc ít nhất 5 ngày mỗi tuần và không nghỉ quá 2 ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Duy trì chỉ số khối cơ thể trong khoảng 20-23 kg/m2 được xem là lý tưởng, có thể đạt được thông qua thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động thể lực.
Thói quen sinh hoạt: các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá cần hạn chế đến mức tối đa. Ngoài ra, việc chích ngừa vaccine cúm, phế cầu hàng năm giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, tránh gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tim mạch sau này.
HEART FAILURE
Resident Doctor Lê Hoàng Ân
- Introduction
Heart failure is currently a global health issue, with an increasing incidence that negatively impacts the quality of life of patients.
- What is Heart Failure?
The heart is an organ that pumps blood throughout the body to meet human activity demands. This function is impaired in heart failure patients, leading to uncomfortable symptoms. Shortness of breath is the primary symptom of heart failure. Initially, patients may only feel fatigued with exertion. As the disease progresses, their ability to exert themselves decreases, and eventually, shortness of breath occurs even at rest.
- Why Do I Have Heart Failure?
All cardiovascular diseases or heart damage ultimately lead to heart failure. The most common causes include ischemic heart disease, hypertension, and post-rheumatic heart valve disease. Additionally, conditions related to the myocardium, heart valves, pericardium, congenital heart disease, arrhythmias, and chemical poisoning can also lead to heart failure in some cases.
- What Can I Do to Cope with Heart Failure?
Heart failure is a chronic condition that is almost impossible to cure completely. However, alongside adhering to medication and regular follow-up appointments, changes in diet and lifestyle can help stabilize symptoms and prevent the disease from worsening.
Dietary Changes: Adjustments to your diet can reduce the workload on your heart, including:
- Limiting fluid intake to 1.5-2 liters per day can effectively reduce symptoms of shortness of breath and swelling, improving quality of life.
- Food choices: Fruits, vegetables, red meat, poultry, fish, eggs, dairy, rice, and oats have low natural sodium content. In contrast, canned foods and processed foods such as instant noodles, canned fish, and bacon have high sodium levels and can adversely affect cardiovascular health.
- Reducing salt during cooking: Maintaining a low-salt diet long-term is important; therefore, it is necessary to reduce salt appropriately while still enjoying tasty food. Patients can start by cutting their seasoning (salt, fish sauce, seasoning powder, etc.) and dipping sauces (fish sauce, fermented tofu, chili sauce, etc.) by 50% daily, gradually adjusting to the new taste.
- Nutritional content: Awareness of the sodium content in foods purchased outside is crucial. It is advisable to choose foods with sodium content < 350mg per serving.
- Cooking at home allows better control over the sodium content in food; however, this does not mean that dining out is completely forbidden. Patients should choose dishes wisely, avoiding terms like “soy sauce,” “salt,” “salty,” “braised”; limit the use of sauces, keeping them out of reach if possible; and request less salt when ordering if possible.
Physical Activity: An appropriate exercise regimen can improve patients’ exercise capacity.
- Start with slow walking, increasing speed every 3 minutes until reaching a suitable exertion level (increased breathing but still able to talk to others).
- Maintain this intensity and aim for 30-45 minutes of activity daily, excluding rest periods.
- Exercise daily, or at least 5 days a week, without taking more than 2 consecutive days off to achieve the best results.
- Maintaining a body mass index of about 20-23 kg/m² is considered ideal and can be achieved through dietary and physical activity changes.
Lifestyle Habits: Bad habits such as drinking alcohol and smoking should be minimized. Additionally, getting annual vaccinations for flu and pneumococcus helps reduce the risk of respiratory illnesses, preventing adverse effects on cardiac function.