Rò hậu môn (còn gọi làmạch lươn) là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.
Về điều trị , cách duy nhất là phẫu thuật. Tùy theo tính chất của thương tổn đơn giản hay phức tạp mà phẫu thuật có thể rất đơn giản, kết quả điều trị thường rất tốt; có thể rất phức tạp, kết quả điều trị không chắc chắn. Nhiều bệnh nhân phải mổ đi mổ lại nhiều lần.
- Nguyên nhân:
Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các áp xe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật, hoặc là săn sóc hậu phẫu không tốt.
- Triệu chứng:
– Một vài tháng trước hay một vài năm trước, bệnh nhân có một cái nhọt gần lỗ hậu môn ( có thể là một chỗ da sần, nổi cao, ở giữa có một lỗ). Nhọt tự vỡ, có mủ hay nước vàng chảy ra. Một thời gian sau cái nhọt đó lại tấy lên, mưng mủ rồi tự vỡ ra. Cứ như thế lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Có khi bệnh nhân trung tiện có hơi xì ra ở lỗ rò.
– Có khi bệnh nhân đại tiện lỏng có phân xì ra ở lỗ rò.
– Có khi không thấy gì bất thường quanh lỗ hậu môn, bệnh nhân chỉ thấy có mủ từ trong lòng ống hậu môn chảy ra.
![]() |
![]() |
Rò hậu môn có 1 lỗ rò ngoài | Rò hậu môn có 2 lỗ rò ngoài. |
- Điều trị:
Về điều trị rò hậu môn, cách duy nhất là phẫu thuật.
Phương pháp vô cảm là gây tê tủy sống. Phương pháp này đơn giản, ít tai biến, bệnh nhân hoàn toàn không đau.
- Săn sóc sau mổ:
Săn sóc sau mổ rò hậu môn rất quan trọng, nó góp phần rất lớn vào kết quả điều trị.
– Nhuận tràng.
– Vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm hậu môn bằng nước ấm có pha thuốc sát trùng ngày nhiều lần, nhất là sau mỗi lần đại tiện.
– Thay băng hàng ngày. Vết thương phải lành từ đáy lành ra, không để da lành sẹo khi khi hốc chưa đầy. Nếu như ở phía ngoài lành mà trong chưa lành sẽ tạo thành một hốc và chắc chắn hốc đó sẽ nhiễm trùng và tái phát.